Thị trường hàng không: Thêm nhiều đôi cánh, hạ tầng có "gánh” nổi?
Thị trường hàng không nội địa hiện có sự tham gia của 5 hãng. Ảnh: ST. |
Bất cập mang tên hạ tầng
Đánh giá về tình hình phát triển của thị trường hàng không trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết: Giai đoạn 2014-2018 thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã có sự tăng trưởng cao, liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn là 20,5% về hành khách và 13,2% về hàng hoá. Tại thị trường nội địa, hiện chúng ta có sự tham gia của 5 hãng hàng không, góp phần xây dựng một thị trường hàng không có sức cạnh tranh cao. Tốc độ tăng trưởng của thị trường năm 2019 dự báo tiếp tục được duy trì ở mức hai con số với mức độ tăng trưởng 11,8% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2018. Tổng vận chuyển hành khách đạt 78,3 triệu khách và vận chuyển hàng hóa đạt hơn 1,25 triệu tấn. Dự báo năm 2020, tổng thị trường đạt 86,8 triệu khách, tăng 10,8% so với năm 2019; đạt xấp xỉ 1,4 triệu tấn hàng hóa, tăng 11% so với năm 2019.
“Trong quá trình phát triển, mặc dù đã có những thành tựu nhất định nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, cả với cơ quan quản lý nhà nước, với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không. Chính vì vậy, làm thế nào để phát triển hàng không Việt Nam thật sự bền vững, với một thị trường cạnh tranh lành mạnh, đem đến cho người dân dịch vụ an toàn nhất, thuận tiện nhất là điều mà cơ quan quản lý Nhà nước luôn hướng tới”, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.
Điểm mặt những khó khăn của thị trường hàng không trong thời gian qua có thể kể đến những bất cập về hạ tầng. TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, rõ ràng, hạ tầng là vấn đề nhà nước cần giải quyết. Và để giải quyết, chúng ta cần chỉ rõ điểm nghẽn là gì, chung chung không được. Hạ tầng hàng không hiện đang tắc nghẽn ở đâu, chủ yếu là ở Tân Sơn Nhất. Chúng ta đã có kế hoạch 3-4 năm mở rộng ra, điểm nghẽn này không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng của hàng không mà ảnh hưởng đến tăng trưởng du lịch và từ đó sẽ kéo theo nhiều thứ khác. Vì sao tại điểm nghẽn Tân Sơn Nhất, 3 năm rồi chúng ta không làm được gì? Nếu cần giải quyết nhanh thì có thể không thể dùng giải pháp truyền thống, cần có giải pháp phải phi truyền thống.
8 năm vẫn “không tấc đất cắm dùi”
Là một hãng hàng không lớn nhất nước, ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines nêu thực trạng, tăng trưởng cao đã và đang tạo ra khó khăn, đặc biệt áp lực về hạ tầng. Tốc độ tăng trưởng cao khiến chuyến bay kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng và chi phí kinh tế.
“Sau mỗi tháng, trung bình một chuyến bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh kéo dài thêm 5 phút, nguy cơ chậm chuyến ngày càng lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và kinh tế. Những năm đầu tăng trưởng hàng không Việt Nam ở mức 4-4% một năm, nhưng hiện tại, tốc độ này tăng lên đến 20%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy là quá nóng gây áp lực lên hạ tầng vận tải. Chúng tôi muốn hạ tầng được tháo gỡ để phát triển", ông Dương Trí Thành cho biết thêm.
Còn theo ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air, hạ tầng hàng không hiện nay với hoạt động của các các hãng đang rất khó khăn. “Miếng bánh” dành cho các hãng tại Tân Sơn Nhất hiện nay đang là 44 chuyến/ngày. Chúng tôi nhận được yêu cầu rất lớn của các địa phương là phải tăng tải. Nhưng giờ miếng bánh bé thế làm thế nào chia? Hạ tầng hàng không đang như thế, chúng ta đang chắt chiu từng slot ở Tân Sơn Nhất. Chúng ta nếu tiếp tục đưa tàu bay về, các hãng đều có nhu cầu đưa tàu bay về thì bài toán tăng tàu bay với hạ tầng hiện tại là như thế nào?
Cũng theo ông Đinh Việt Phương, sau 8 năm hoạt động với gần 80 tàu bay, vận chuyển 100 triệu khách nhưng hãng vẫn “không tấc đất cắm dùi”. “Chúng tôi vẫn tiếp tục đề nghị, xin giải pháp, hướng dẫn, nếu cần đấu thầu thì chúng tôi đấu thầu, cần mua thì mua, cần thuê dài hạn, ngắn hạn chúng tôi thuê, nhưng 8 năm qua chúng tôi vẫn chung sống với tình trạng ‘không 1 tấc đất cắm dùi’ và nhìn thấy tương lai sắp tới 9-10 năm có 1 tấc đất hay không, thì vẫn khó khăn lắm”, ông Đinh Việt Phương chia sẻ.
Để giải quyết bất cập về hạ tầng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) Lại Xuân Thanh cho biết, ACV nhận thức rõ, không được phép để thị trường chạy theo năng lực, mà năng lực phải đi trước đáp ứng nhu cầu thị trường. ACV cũng nhận thức được vai trò chủ đạo trong đầu tư khai thác mạng cảng hàng không sân bay theo Quyết định 236/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
“ACV đã xây dựng kế hoạch trung hạn trên cơ sở Quyết định 236, trong đó đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu quy hoạch với mạng cảng hàng không, bao gồm cả việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, nâng cấp mở rộng các sân bay Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Pleiku, Điện Biên, Phú Quốc… Nhưng hiện nay phải chờ hoàn thiện quy hoạch chi tiết của hệ thống cảng hàng không, sân bay. Hàng không phát triển gì cũng phải theo quy hoạch”, ông Lại Xuân Thanh nhấn mạnh.
TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia hàng không: Việt Nam có 22 sân bay, tổng công suất khoảng trên 90 triệu khách/năm, nhưng con số này mới ngang bằng 1 sân bay của Singapore là Changi, bằng 1 sân bay ở Bangkok, Thái Lan là Suvarnabhumi và bằng 1 sân bay quốc tế ở Malaysia là Kuala Lampur... Chính vì vậy, việc hạ tầng quá tải là đương nhiên và hạ tầng sân bay quá tải gây hệ lụy chính cho các hãng hàng không, kéo theo tác động không nhỏ tới ngành du lịch. Chúng ta có thể xem xét khai thác dân sự một số sân bay quốc phòng, như sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) hoặc Phan Rang (Ninh Thuận) để giảm tải cho sân bay quốc tế Cam Ranh, giống như Thái Lan cho phép sử dụng sân bay quân sự Pattaya để đón khách. X.T. (thực hiện) |
Tin liên quan
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nghệ An dành hơn 96.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam
10:34 | 16/11/2024 Kinh tế
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics