Thị trường hàng không: "Miếng bánh" không dễ chia
Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đang trong tình trạng quá tải. Trong ảnh: Công chức Chi cục hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thực hiện nhiệm vụ giám sát sân đỗ Ảnh: Huy Khâm |
Xếp hàng chờ bay
Từ cuối năm 2018, Việt Nam đã xuất hiện thêm hàng loạt “tân binh” xếp hàng chờ "được" bay như Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh (Kite Air), Hàng không ngôi sao Việt (Vietstar Airlines) và Hãng hàng không Lữ hành du lịch Việt Nam (Vietravel Airlines). Với việc xuất hiện thêm một số hãng hàng không mới như vậy, sắp tới Việt Nam sẽ có 9 cái tên sẽ góp mặt trong thị trường hàng không Việt, gồm: Vietnam Airlines, VASCO, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vietstar Airlines, Vinpearl Air, Vietravel Airlines và KiteAir. Dù đã xác định các đối tượng khách hàng khác nhau nhưng cái đích cuối cùng của các hãng hàng không này vẫn là giành được chỗ đứng, chiếm được thị phần trong thị trường hàng không Việt Nam.
Đây là một điều tất yếu vì hàng không Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng cũng như xuất hiện thêm nhiều phân khúc phù hợp hơn với nhu cầu cũng như đòi hỏi của thị trường.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, sự bùng nổ của thị trường hàng không Việt Nam đến từ cả hai phía cung và cầu. Theo đó, với sự bùng nổ của Vietjet đã giúp người thu nhập thấp hưởng lợi nhiều, đáp ứng yêu cầu về sự bùng nổ về khách. Sự tham gia của Vietjet cũng làm gia tăng sự đa dạng, ở phân khúc nào của hàng không cũng thấy sự bùng nổ. Còn việc tăng trưởng mạnh, nhiều hãng hàng không sẽ có sự cạnh tranh thì cần phải có sự quản trị phát triển để bảo đảm sự bùng nổ sẽ không dẫn đến sự sụp đổ.
Đánh giá về sự tăng trưởng của ngành hàng không trong thời gian vừa qua, ông Hồ Quốc Cường, Trưởng phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong giai đoạn 5 năm trở lại đây (2014-2018), thị trường hàng không chứng kiến sự tăng trưởng cao về số lượng hành khách và hàng hoá. Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỉ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á. Trong giai đoạn vừa qua, ngành hàng không Việt Nam đã có sự tăng trưởng khá cao ở mức khoảng 20%. Và sự tăng trưởng nóng này cũng có hai mặt: một là đáp ứng nhu cầu của thị trường, mặt khác cũng gây nên áp lực của thị trường. Trong thời gian tới, nếu hạ tầng hàng không ngày càng hoàn thiện thì triển vọng của thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt được và đạt ở mức cao.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc tăng trưởng “nóng” của thị trường hàng không trong thời gian qua đã bộc lộ khá nhiều vấn đề của ngành hàng không, đó là những bất cập về cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý, điều hành... Trong đó, hạ tầng và nhân lực là hai "điểm nghẽn" then chốt của các hãng hàng không nội địa...
Theo quy hoạch và dự báo thị trường, lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt trên 60 triệu khách vào năm 2020 và xấp xỉ 96 triệu khách vào năm 2025. Để đảm bảo vận chuyển lượng hành khách trên, số lượng máy bay tương ứng của các hãng hàng không Việt Nam là 255 chiếc vào năm 2020 và 384 chiếc vào năm 2025. Số liệu này được tính toán trên cơ sở thực tiễn khai thác của các hãng hàng không Việt Nam trung bình là 250 ngàn khách/máy bay/năm. Về kế hoạch phát triển đội máy bay giai đoạn đến năm 2025 của các hãng hàng không Việt Nam, đội bay của Vietnam Airlines bao gồm cả Công ty bay dịch vụ hàng không Việt Nam (Vasco) dự kiến đạt 107 chiếc vào năm 2020 và tăng lên 135 chiếc vào năm 2025. Đội máy bay của Jetstar Pacific đến năm 2020 là 22 chiếc và đến năm 2025 là 32 chiếc. Bamboo Airways dự kiến đạt 22 chiếc vào năm 2020 và tăng lên 30 chiếc vào năm 2025. Vietjet hiện đang xâv dựng kế hoạch đội máy bay đến năm 2025, theo đó đạt 102 chiếc vào năm 2020 và 200 chiếc vào năm 2025. Nếu kế hoạch của các hãng nói trên được thực hiện, tổng sổ máy bay của các hãng đến năm 2025 là 397 chiếc, vượt quá nhu cầu thị trường 13 chiếc. |
Lách qua khe cửa mang tên “hạ tầng”
Hiện 2 cảng hàng không chính có lưu lượng khách đông là Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều đang phải đối mặt với tình trạng quá tải và xuống cấp. Chính vì vậy để vượt qua được rào cản về hạ tầng, một số hãng hàng không mới hay đang trình hồ sơ và xin giấy phép đã sử dụng “chiến thuật” thay đổi nơi đặt cứ điểm. Theo đó, Bamboo Airways, thay vì đặt căn cứ tại các sân bay đã quá tải (như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng...) đã chọn sân bay Phù Cát (Quy Nhơn). KiteAir dự kiến đặt tại sân bay Chu Lai (Quảng Nam) và Vietravel Airlines cũng dự kiến đặt căn cứ tại sân bay Phú Bài (Huế).
Bên cạnh yếu tố về hạ tầng, nhiều chuyên gia cũng lo ngại đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng hàng không, tương tự như các lĩnh vực kinh doanh khác, bằng việc cạnh tranh giảm giá vé và tăng lượng máy bay để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, nhất là khu vực đông dân và số lượng đi máy bay chưa cao sẽ kéo theo theo cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá, dẫn đến doanh nghiệp sẽ lún vào thua lỗ, triệt tiêu lẫn nhau và khó tránh khỏi nguy cơ để lại hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế. Đây cũng chính là những thách thức mà các hãng hàng không đang phải đối mặt.
Chính vì vậy, TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng cho rằng, việc ít hay nhiều hãng hàng không chỉ là tương đối trong từng bối cảnh. Chúng ta có 21 sân bay dân sự, chỉ khai thác hiệu quả 3 – 4 sân bay, còn lại là phải bù lỗ. Một trong những nguyên nhân là do yếu kém kết nối hạ tầng đường bộ của sân bay. Phải thừa nhận hàng không giá rẻ là một trong những nguyên nhân bột phát khiến tốc độ gia tăng cho ngành hàng không nhanh như vậy. Trong vài năm gần đây, hàng không giá rẻ phá vỡ toàn bộ dự báo quá tải các sân bay, đặc biệt là ở sân bay Tân Sơn Nhất. “Theo tôi, chính sách hàng không giá rẻ phải là chính sách quốc gia chứ không nên là cái tự phát, giống như phát sinh tới đâu ta mới xử lý tới đó. Đây là vấn đề quản lý nhà nước. Tôi ủng hộ phát triển hàng không giá rẻ nhưng chính sách từ quản lý, tới đầu tư hạ tầng, sân bay bên cảng… tất cả phải có một chính sách nhìn nhận về nó. Đây là môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo môi trường sòng phẳng với nhau”, TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Còn theo ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, để tạo sân chơi công bằng cho các hãng hàng không, phục vụ đi lại người dân, nhà nước cần có những chính sách, trước đã có rồi nhưng chưa đồng đều. Giờ thì phải có những cơ chế làm sao để tạo điều kiện cho các hãng. Bên cạnh đó, các địa phương phải hết sức coi trọng, vì tạo điều kiện cho hãng thì cũng là giúp cho địa phương thuận tiện trong việc đi lại… Bên cạnh đó, để cạnh tranh lành mạnh, quan hệ giữa các hãng và sân bay phải rất gắn bó. Chắc chắn chúng tôi sẽ có cơ chế để tạo điều kiện cho hãng hoạt động tốt. Còn một vấn đề nữa là thực tế hiện nay, tính thị trường chưa thật sát, làm sao Cục Hàng không, Bộ Giao thông vận tải cần có sự quan tâm hơn để giúp cho hãng phát triển tốt.
Tin liên quan
Cục diện mới của ngành hàng không dân dụng
07:28 | 04/10/2022 Nhìn ra thế giới
3 kịch bản phát triển ngành hàng không Việt Nam
08:12 | 30/05/2022 Kinh tế
Thị trường cạnh tranh, người dân được lợi
09:00 | 13/11/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK