Thị trường EU đầy tiềm năng, nhưng đang thay đổi vì Covid-19
EVFTA: Lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thuỷ sản | |
Rau quả Việt Nam tự tin vào thị trường EU | |
Đại dịch Covid-19 đang thay đổi châu Âu theo cách nguy hiểm |
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Thương mại Quốc tế theo Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam trong đại dịch Covid-19: Tìm cơ hội trong nghịch cảnh.
Thách thức pháp lý với doanh nghiệp Việt Nam tại EU. |
Thị trường nhiều "hàng rào"
Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, đại dịch Covid-19 có thể coi là nghịch cảnh bất ngờ, chưa từng có tiền lệ, ảnh hưởng tới tất cả các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã kiểm soát tốt dịch bệnh và đang bắt đầu công cuộc tái khởi động nền kinh tế trong trạng thái “bình thường mới”. Vì thế, đây là thời điểm để biến khó khăn thành động lực phát triển, động lực cải cách, động lực chuyển đổi.
Do đó, ông Phòng nhấn mạnh, Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) sắp tới có hiệu lực từ 1/8/2020 sẽ là một hướng đi sáng cho các doanh nghiệp trong nỗ lực chuyển đổi để có thể thâm nhập vào thị trường “rất khó tính” nhưng đầy tiềm năng này.
Đồng quan điểm, nhưng theo bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI, EU vẫn là thị trường đầy tiềm năng và đang thay đổi do ảnh hưởng từ Covid-19.
Theo đó, thị trường EU luôn đưa ra những yêu cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật (TBT), hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS). Không những thế, bà Trang cho cho biết, người tiêu dùng tại thị trường này cũng “khó tính” khi chỉ lựa chọn những sản phẩm đạt chỉ tiêu quốc tế, đạt các tiêu chuẩn điều kiện về lao động, đạo đức, văn hóa…
Vì thế, khi dịch Covid-19 bùng phát, những điều kiện này của thị trường EU sẽ càng khắt khe hơn. Chưa kể đến những thay đổi về nhu cầu thị trường, như tổng cầu trước mắt sẽ yếu hơn, về lâu dài thì cũng phục hồi chậm; tiêu chí lựa chọn, kiểm soát hàng hóa của người tiêu dùng có thể thay đổi…
"Nhập gia tùy tục"
Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tận dụng tốt EVFTA trong bối cảnh Covid-19.
Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực VIAC lưu ý, khi doanh nghiệp Việt Nam tiến vào các thị trường mới mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, việc tìm hiểu về các thông lệ của thị trường là vấn đề rất quan trọng; bởi “nhập gia tùy tục”, doanh nghiệp cần hiểu biết để phòng ngừa được các rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế.
Theo đó, thị trường các quốc gia EU là thị trường thương mại hàng hóa đã được hình thành lâu đời, với nhiều thói quen, tập quán thương mại hàng trăm năm tuổi, thậm chí trở thành các chuẩn mực thương mại của một số ngành nghề. Nên doanh nghiệp cần hiểu biết về thông lệ khi thỏa thuận về việc giao nhận ngoại thương, thói quen sử dụng luật sư khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng hay thói quen sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp…
Cùng với đó, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề “tiêu dùng xanh”, sau dịch thì sẽ càng được đẩy lên và cẩn trọng hơn với các loại hàng hóa về thực phẩm, y tế. Hơn nữa, Covid-19 cũng như “chất xúc tác” cho công nghệ số, nên doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế so sánh về chi phí lao động, vận chuyển, dịch vụ kết nối và xử lý thông tin…
Về phía cơ quan quản lý, theo ông Thành, cùng với việc khống chế dịch, nhà nước cần tiếp tục công cuộc cải cách gắn với xu thế mới, tận dụng các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do, cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư…
Tin liên quan
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK