Thị trường chứng khoán phái sinh: Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá hàng hoá là thách thức hàng đầu
Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh liên tục tăng lên. Ảnh: ST |
Lượng tài khoản giao dịch liên tục tăng lên
Theo đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, đến nay, quy mô thị trường và thanh khoản của sản phẩm hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng bình quân 38,65%/năm trong giai đoạn 2018 - 2022, trong đó năm 2020 được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng cao nhất 79,9% so với năm 2019 và năm 2022 tăng trưởng 43,8% so với năm 2021. Trong 7 tháng đầu năm 2023, khối lượng giao dịch bình quân đạt 225.178 hợp đồng/phiên, giảm 17,41% so với năm 2022, tuy nhiên đây vẫn là mức giao dịch bình quân năm cao thứ nhì chỉ sau mức cao nhất trong năm 2022. Tính chung trong 6 năm, tăng trưởng bình quân giao dịch HĐTL chỉ số VN30 đạt 27,46%. Khối lượng hợp đồng mở (OI) của HĐTL VN30 từ 8.077 hợp đồng tại thời điểm cuối năm 2017 đã tăng lên 62.077 hợp đồng vào cuối tháng 7/2023.
TS. Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho hay, TTCKPS đã ngày càng thu hút nhà đầu tư, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh liên tục tăng lên. Tính đến ngày 31/7/2023, trên TTCKPS đã có 1.341.152 tài khoản, gấp 546 lần so với thời điểm mới khai trương thị trường. TTCKPS là giải pháp hữu hiệu để giữ chân dòng tiền ở lại TTCK, tránh tình trạng nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường khi thị trường cơ sở sụt giảm. TTCKPS từng bước trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư. Trong giai đoạn thị trường giảm mạnh do tác động của cuối đại dịch Covid-19 năm 2022, thanh khoản TTCKPS (HĐTL trên chỉ số VN30) ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng mạnh 43,8% so với năm 2021. Điều này phù hợp với diễn biến chung của TTCKPS thế giới khi các thị trường cơ sở trên thế giới bước vào xu hướng giảm, giao dịch chứng khoán cơ sở giảm, trong khi đó nhu cầu phòng vệ rủi ro cho danh mục chứng khoán cơ sở tăng lên, khiến dòng tiền tập trung vào TTCKPS như một tất yếu khách quan. Về thành viên giao dịch, so với thời điểm khai trương thị trường chỉ có 7 thành viên thì tính đến ngày 31/12/2022, có 23 CTCK là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh và chưa có sự tham gia của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện Uỷ ban Chứng khoán, đối tượng tham gia thị trường chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn hạn chế cho thấy tăng trưởng của thị trường tiềm ẩn rủi ro phát triển không bền vững; sản phẩm trên thị trường chưa đa dạng…
Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát nhằm ngăn ngừa các hành vi thao túng
Nhận định về thách thức đa dạng hoá sản phẩm của TTCKPS, ThS. NCS. Lưu Minh Sang, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng, hiện nay, TTCKPS đang triển khai 3 dòng sản phẩm phái sinh, tuy nhiên chỉ xoay quanh một loại CKPS đó là HĐTL. Trong đó, HĐTL trái phiếu Chính phủ kém sức hút và mức thanh khoản thấp, vì vậy, HĐTL chỉ số VN30 đang là sản phẩm chủ lực của TTCKPS. “Việc triển khai HĐTL chỉ số VN30 được đánh giá là khá phù hợp trong giai đoạn đầu triển khai thị trường vì mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với các loại tài sản cơ sở như cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp, có tính đại diện cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh TTCKPS đã xây dựng xong nền tảng thì số lượng sản phẩm phái sinh hiện tại là nghèo nàn, khiến cho thị trường kém sức hút. Suy cho cùng, điều căn bản nhất cho việc phát triển thị trường là chất lượng hàng hoá. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá hàng hoá trên thị trường nên được xem là thách thức hàng đầu”, ThS. NCS. Lưu Minh Sang nhấn mạnh.
Cũng theo ThS. NCS. Lưu Minh Sang, dư địa cho các sản phẩm phái sinh còn khá lớn, có thể thiết kế thêm các sản phẩm HĐTL dựa trên các bộ chỉ số khác như: chỉ số VNALLshare, chỉ số VNMidcap, chỉ số VN100, chỉ số VNSmaillcap, chỉ số HNX-30. Sau đó có thể tiến đến lộ trình triển khai HĐTL dựa trên cổ phiếu hay hợp đồng quyền chọn… “Luật Chứng khoán 2019 và Nghị định 158/2020/NĐ-CP đều quy định CKPS giao dịch trên thị trường bao gồm hợp đồng kỳ hạn, HĐTL, hợp đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ. Đây là cơ sở pháp lý cho việc triển khai các sản phẩm phái sinh mới trong thời gian tới. Tuy nhiên, Thông tư 58/2021/TT-BTC chỉ quy định hai loại sản phẩm CKPS đang lưu hành, nên muốn triển khai sản phẩm mới cần phải sửa đổi, bổ sung nội dung thông tư này”, ThS. NCS. Lưu Minh Sang lưu ý.
Về cơ cấu nhà đầu tư, có thể nhận thấy tình trạng mất cân đối giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trên TTCKPS. Do đó, để hướng tới giai đoạn phát triển tiếp theo của TTCKPS, ThS. NCS. Lưu Minh Sang cho rằng cơ cấu nhà đầu tư cần được thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng tham gia của nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, cơ chế pháp lý để tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường là điều tiên quyết cần thực hiện: xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức đầu tư vào TTCKPS; cần có cơ chế ưu đãi tài chính rõ ràng đối với nhà tạo lập thị trường cũng như các nhà đầu tư tổ chức để khuyến khích sự tham gia của các chủ thể này; thiết lập điều kiện tham gia TTCKPS của nhà đầu tư cá nhân.
Chia sẻ về một số định hướng và giải pháp phát triển TTCKPS trong thời gian tới, TS. Tạ Thanh Bình cho biết ngành chứng khoán sẽ tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm CKPS; thực hiện việc cải tiến chất lượng chỉ số hiện hành, sửa đổi bộ quy tắc chỉ số phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phát triển thêm các chỉ số cơ sở để làm tài sản cơ sở cho TTCKPS. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát liên thị trường nhằm ngăn ngừa các hành vi thao túng, làm giá trên TTCK cơ sở để tác động lên TTCKPS và ngược lại. TTCKPS đã vận hành được 6 năm bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ một số hạn chế, trong đó nghi vấn liệu có thao túng liên thị trường vẫn là câu hỏi lớn. TTCKPS đã có những đợt biến động khác thường đặc biệt là những phiên đáo hạn. Vì vậy, tăng cường năng lực giám sát là hết sức cần thiết.
Tin liên quan
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Gỡ “nút thắt” ký quỹ, thúc đẩy tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán
15:49 | 12/11/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics