Thị trường cạnh tranh, người dân được lợi
Hàng không: Sức hút khổng lồ từ thị trường tiềm năng | |
Thị trường hàng không: Thêm nhiều đôi cánh, hạ tầng có "gánh” nổi? | |
Thị trường hàng không: "Miếng bánh" không dễ chia |
Ông Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam |
Ông đánh giá như thế nào về tình hình của các hãng hàng không hiện nay?
- Mặc dù các hãng hàng không đã nỗ lực thực hiện mọi giải pháp để hạn chế thiệt hại như: cắt giảm tổng chi phí từ 50-70% so với cùng kỳ năm trước; đàm phán với các đối tác giãn nợ, giảm lãi vay; bán bớt máy bay, chuyển nhượng tài sản; giảm lương toàn bộ cán bộ, nhân viên; giảm giá vé..., tuy nhiên, tất cả các hãng hàng không đều rơi vào cảnh suy kiệt dòng tiền nghiêm trọng. Tổ chức dân dụng quốc tế cũng mới đưa ra dự báo đến năm 2024, hàng không thế giới mới có thể phục hồi như năm 2019, các hãng hàng không Việt Nam sẽ thiệt hại trên 4 tỷ USD trong năm nay.
Dù lượng khách và số chuyến bay đang có dấu hiệu phục hồi nhưng tình trạng thiếu hụt dòng vốn hoạt động của các hãng hàng không trong nước vẫn rất nghiêm trọng và còn kéo dài. Theo ước tính sơ bộ, riêng nợ trung, ngắn hạn và nợ các định chế cho thuê tàu bay của các hãng hàng không trong nước đã lên tới khoảng 40.000 tỷ đồng.
Mặc dù đã được ngân hàng và định chế cho thuê tàu bay cho phép giãn thời gian trả nợ trong cao điểm của dịch nhưng hiện nay nợ đến hạn phải trả của các hãng lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Nguồn thu chính của các hãng hàng không là từ các đường bay quốc tế đã không còn từ đầu năm nay. Cũng do đại dịch Covid-19 nên bay nội địa doanh thu thấp, chi phí cao (do phòng, chống dịch) và bay là lỗ nhưng vẫn phải bay. Dịp cao điểm du lịch vào kỳ nghỉ hè năm nay rút ngắn. Đà Nẵng cùng một số tỉnh, thành phố bùng phát dịch khiến các hãng hàng không bước vào giai đoạn thấp điểm sớm, nguồn thu và dòng tiền suy kiệt nhanh chóng. Các hãng hàng không hiện nay đang ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn.
Viettravel Airlines vừa được Bộ Giao thông vận tải cấp phép bay, tuy nhiên, còn rất nhiều ý kiến xung quanh việc xuất hiện một hãng hàng không mới vào thời điểm này. Xin cho biết ý kiến của ông?
- Để đáp ứng nhu cầu khoảng 100 triệu dân, với việc 5 hãng đang tham gia thị trường, trong đó có 2 hãng tư nhân, hàng không Việt Nam đã có diện mạo mới với những thay đổi rất đáng kể. Trong đó, thay đổi rõ ràng nhất là lợi ích của người tiêu dùng. Sự cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp nhiều người dân có cơ hội đi máy bay giá rẻ, chất lượng dịch vụ được tăng lên, sự áp đặt từ phía hãng hàng không giảm xuống.
Thời gian qua, chúng ta đã cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia thành lập hãng hàng không. Điều này phù hợp với chủ trương phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh, đặc biệt là tận dụng vốn của khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, tôi cho rằng, kinh doanh hàng không là ngành có điều kiện, nếu Vietravel đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì hoàn toàn có quyền thành lập hãng bay. Khi cấp phép thêm một hãng hàng không mới, bản thân doanh nghiệp này đã phải đáp ứng đủ các điều kiện của Chính phủ về việc thành lập hãng bay mới cũng như Bộ Giao thông vận tải đã cân nhắc kĩ về quy hoạch. Chưa kể, có thêm một hãng bay mới sẽ tăng tính cạnh tranh cho thị trường, người dân – khách hàng có lợi.
Dự báo, thị trường hàng không nội địa nước ta trong năm nay và sang năm sẽ phục hồi từng bước nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh: ST |
Theo ông, Viettravel Airlines sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào khi cất cánh bay trong thời gian tới?
- Với thực trạng hiện nay, việc dư thừa nguồn lực, bao gồm cả máy bay và nhân lực, các hãng bay Việt buộc phải cạnh tranh khách tại thị trường nội địa. Dù có nhiều thời điểm lượng chuyến bay nội địa phục hồi, thậm chí vượt so cùng kỳ 2019, lượng khách bay vẫn chưa tăng tương ứng.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nặng nề tới ngành hàng không và du lịch, việc cất cánh bay vào thời điểm này sẽ chắn chắn là sẽ khiến Vietralvel Airlines phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Bởi việc vận hành một hãng hàng không đòi hỏi vốn đầu tư cực lớn, chi phí vận hành rất cao, biên lợi nhuận thấp và chậm thu hồi vốn. Ví dụ như, năm ngoái, chi phí bình quân mỗi ngày của Vietnam Airlines là 268 tỷ đồng, của Vietjet là 128 tỷ đồng, mỗi tháng lần lượt là 8.000 tỷ đồng và 3.800 tỷ đồng. Nên việc Vietravel Airlines đảm bảo được nguồn lực tài chính để vận hành được hãng sẽ là một vấn đề lớn.
Về thuận lợi thì theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong 5 nước có tốc độ tăng trưởng về hàng không lớn nhất thế giới trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Với dân số là 100 triệu dân khi thị trường du lịch được phục hồi thì việc các hãng hàng không mới tham gia vẫn có cơ hội lớn.
Trong giai đoạn hiện nay tuy bị ảnh hưởng bởi dịch nhưng việc xem xét để triển khai, thành lập một hãng hàng không mới là do chiến lược dài hạn của doanh nghiệp và doanh nghiệp này chắc chắn đã phải lường trước được những khó khăn cũng như thuận lợi của mình khi tham gia vào thị trường hàng không. Và doanh nghiệp sẽ càng phải xây dựng cho mình một kịch bản phù hợp.
Xin cảm ơn ông!
PGS. TS. Vũ Sỹ Cường, Giảng viên Học viện Tài chính: Những đề xuất trong Dự thảo gói hỗ trợ nền kinh tế lần thứ hai là khá tốt Quan trọng là Quốc hội, Chính phủ phải đánh giá những ngành nào phải hỗ trợ trực tiếp và ngành nào phải hỗ trợ gián tiếp, không phải ngành nào cũng ưu tiên. Trong xã hội có những ngành kinh tế cốt lõi, đó là những ngành có tính lan tỏa lớn, ảnh hưởng lớn thì phải được cứu trước, bởi nếu ngành này phá sản thì kéo theo nhiều doanh nghiệp khác cũng phá sản. Đơn cử như ngành hàng không. Hàng không không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề an ninh, nếu doanh nghiệp hàng không phá sản thì sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế - xã hội. Đây cũng là ngành đặc thù bởi nhu cầu vốn rất lớn, bản thân doanh nghiệp không thể tự cứu mình được, vì thế nhà nước phải bơm vốn, hỗ trợ trực tiếp. Việc xuất hiện thêm một hãng hàng không mới tại thời điểm này sẽ có những tác động nhất định tới thị trường cũng như thị phần của ngành hàng không. Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình: Hỗ trợ trong bối cảnh dịch sẽ có những đặc thù, nhưng cơ bản phải đảm bảo nguyên tắc thị trường Hàng không là một ngành quan trọng nên hỗ trợ ngành hàng không thoát khỏi khó khăn do đại dịch Covid-19 là cần thiết, đặc biệt là dựa trên kết quả ngành này có được sau 30 năm qua. Ngành hàng không được hỗ trợ cũng sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng cho các ngành khác, đặc biệt là ngành du lịch trong thời gian tới. Cách thức hỗ trợ trong bối cảnh dịch sẽ có những đặc thù, nhưng về cơ bản phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, như: cơ sở của việc bảo lãnh, doanh nghiệp sẽ hoàn trả như thế nào, Chính phủ sẽ có điều kiện gì đối với doanh nghiệp được bảo lãnh, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn lực này ra sao để đảm bảo mục tiêu Chính phủ đặt ra là giải cứu được doanh nghiệp khỏi khó khăn, làm sao để nguồn lực này được sử dụng có hiệu quả.... đây là những điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Một vấn đề nữa là những DN nào trong ngành hàng không sẽ được tiếp cận gói hỗ trợ này và mỗi doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ như thế nào. Tôi cho rằng cần phải đảm bảo sự tiếp cận của các doanh nghiệp một cách công bằng, công khai và minh bạch. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Hải quan TPHCM đối thoại, hướng dẫn chính sách cho các hãng hàng không
16:24 | 14/06/2023 Hải quan
Cục diện mới của ngành hàng không dân dụng
07:28 | 04/10/2022 Nhìn ra thế giới
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tiết lộ tiến độ về Hãng hàng không IPP Air Cargo
20:15 | 08/09/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK