Thẻ tín dụng nội địa sẽ là xu hướng thanh toán mới của người dùng Việt Nam
Visa và Mastercard dự định tăng phí thẻ tín dụng | |
13 tổ chức tín dụng ký thỏa thuận với NAPAS triển khai thẻ tín dụng nội địa | |
Đảo nợ, giao dịch khống từ thẻ tín dụng: Chiêu trò nguy hiểm |
Toàn cảnh hội thảo Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa Việt Nam. |
Ngày 11/3, tại Hà Nội, báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức hội thảo: “Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa Việt Nam”.
Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiệm vụ phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, cung ứng các dịch vụ gia tăng khác; tập trung triển khai hoàn thành chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ…
Theo số liệu từ Vụ Thanh toán, NHNN, đến 31/12/2021, có 12/46 tổ chức phát hành phát hành thẻ (TCPHT) tín dụng nội địa (tăng 50% về số lượng so với năm 2019); số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến 31/12/2021 đạt trên 475.000 thẻ (tăng 61,7% so với cuối năm 2019). Trong 5 năm (2017-2021), số lượng thẻ tín dụng nội địa đạt mức tăng trưởng bình quân 23,2%/năm, cao hơn thẻ tín dụng quốc tế là 17,18%/năm.
Theo Báo cáo nghiên cứu hành vi & thói quen sử dụng sản phẩm ngân hàng (Banking Product U&A Report) năm 2021 của Công ty Nghiên cứu thị trường Mibrand dựa trên khảo sát 600 người tiêu dùng tại Hà Nội và TPHCM cho thấy, mặc dù mức độ sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng còn thấp với 46%, tuy nhiên đây lại là sản phẩm có tiềm năng phát triển tốt. Cũng theo báo cáo này, số lượng người đang có nhu cầu và cân nhắc sử dụng thẻ tín dụng trong tương lai chiếm khá cao với 34%. Đặc biệt, thẻ tín dụng đang là một công cụ thanh toán không thể thiếu trong tương lai nhờ những chính sách cho việc mở thẻ ngày càng trở nên dễ dàng, thuận tiện và khách hàng ngày càng được hưởng nhiều ưu đãi khi thanh toán. |
Vì thế, ra mắt thị trường vào đầu năm 2021, thẻ tín dụng nội địa NAPAS do các ngân hàng, công ty tài chính Việt Nam phát hành, đã bắt kịp xu hướng thanh toán bằng thẻ tín dụng trên thế giới, đồng thời phát huy tối đa những ưu thế của thẻ tín dụng tại thị trường nội địa.
Theo đó, đến nay đã có các ngân hàng VietinBank, Agribank, HDBank, Sacombank, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng Bản Việt, ACB và Công ty Tài chính VietCredit đã phát hành thẻ tín dụng nội địa cho khách hàng.
Theo ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc NAPAS, thẻ tín dụng nội địa có biểu phí hợp lý, bảo đảm cân bằng lợi ích của các bên, giúp tiết kiệm phí thanh toán cho các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, tính năng nổi trội của thẻ tín dụng là chi tiêu trước trả tiền sau, thời gian miễn lãi tối đa lên đến 55 ngày. Do đó, đây là kênh tiếp cận tín dụng chính thức từ các tổ chức tài chính, đáp ứng nhu cầu cấp bách về tài chính cho người dân, góp phần ngăn chặn tín dụng đen gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Vì thế, các chuyên gia tại hội thảo dự báo, thẻ tín dụng nội địa sẽ là xu hướng thanh toán mới của người dùng Việt, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
Với những tiện ích như trên, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN cho rằng, các TCPHT và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ để đẩy mạnh công tác truyền thông rộng rãi cho các khách hàng về thông tin, quy trình phát hành của các dòng thẻ tín dụng nội địa. Xây dựng và triển khai chính sách phí phù hợp với điều kiện phát triển thẻ tín dụng nội địa.
Hơn nữa, cần tích cực triển khai các sản phẩm thẻ, dịch vụ ngân hàng theo hướng số hoá các sản phẩm thẻ, tự động hoá các quy trình.
Bên cạnh phát triển thẻ tín dụng, Phó Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị phát hành thẻ tín dụng và NAPAS chú ý đến bảo đảm an ninh, an toàn trong hệ thống thẻ nói chung và hệ thống thẻ nội địa nói riêng. Đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người dùng trong sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt...
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics