Facebook Twitter youtube Tiktok

Thế nào là vũ khí thô sơ?

(HQ Online)- Tháng 12/2015, Báo Hải quan điện tử đưa thông tin vụ việc Công ty TNHH MTV Nông cụ kim khí Anh Quốc, tại Cần Thơ đã bị lực lượng Công an quận Ninh Kiều kiểm tra và tạm giữ trên 2.000 cây “nông cụ” có nguồn gốc NK có hình dạng như mã tấu. Số hàng này được NK qua cảng Cát Lái từ ngày 11/8/2015. Theo khai báo hải quan thì hàng hoá NK là 2.000 chiếc dao dùng trong lâm nghiệp, tổng giá trị trên 8.000 USD. Tờ khai được hệ thống phân luồng Vàng (kiểm tra hồ sơ).

the nao la vu khi tho so

Các loại dao cắt cỏ, câu liêm, dao, kéo làm vườn, đi rừng của người dân có phải là vũ khí thô sơ?

Việc giải quyết vấn đề này trước hết từ khâu chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật đang điều chỉnh, tránh việc các đối tượng lợi dụng NK các mặt hàng có khả năng làm vũ khí, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đồng thời đảm bảo cho cán bộ hải quan thực hiện đúng các quy định pháp luật.

Trước tiên, việc xác định mặt hàng này là hàng hoá thông thường hay vũ khí, vũ khí thô sơ phải căn cứ vào Pháp lệnh Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013). Theo đó, tại khoản 1, Điều 3 quy định: “Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự”. Tại khoản 4, Điều 3 quy định vũ khí thô sơ gồm: “các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ”.

Như vậy, Pháp lệnh Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 đã giải thích một số thuật ngữ về vũ khí, vũ khí thô sơ. Tuy nhiên, đối với vũ khí thô sơ thì pháp lệnh giải thích dưới dạng liệt kê một số loại vũ khí thô sơ và hiện nay cũng chưa có các giải thích hướng dẫn cụ thể (thế nào là đao, thế nào là mã tấu…). Vậy đối với mặt hàng có “tính năng và hình dáng tương tự” như các loại trên có phải là vũ khí thô sơ hay không?

Theo quy định tại khoản 3, Nghị định 25/2012/NĐ-CP ngày 5/4/2012 của Chính phủ giải thích: “Vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh là loại vũ khí khi sử dụng có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ đối với con người, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3 Pháp lệnh”. Việc giải thích như vậy dẫn đến cách hiểu gồm các mặt hàng dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp (như dao đi rừng, liềm, kéo); dùng trong nhà bếp (như dao, kéo…); dùng cho du lịch (như dao, đinh…) có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí, vũ khí thô sơ bởi đều có khả năng gây hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người. Do đó, việc xác định theo nội hàm tính năng, tác dụng tương tự rất rộng. Điều này dẫn đến một thực tế khi các DN Việt Nam NK các loại hàng hoá có các tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí thì cơ quan Hải quan phải làm như thế nào để vừa đảm bảo quản lý lại không gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

Căn cứ mục II, Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự thuộc danh mục này và Chính phủ giao Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế XK, thuế NK). Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Quốc phòng về công bố danh mục cụ thể về các loại vũ khí cấm NK.

Căn cứ Phụ lục I quy định danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính trong đó tại Chương 93 quy định một số mặt hàng liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòng, nhóm hàng 9307: “Kiếm, đoản kiếm, lưỡi lê, giáo và các loại vũ khí tương tự và bộ phận của chúng, kể cả vỏ và bao cho chúng” liên quan đến các loại vũ khí thô sơ.

Tuy nhiên, tại Phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương khi ban hành Danh mục hàng hoá có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng quy định đối với Chương 93, nhóm 9304 và loại trừ nhóm hàng 9307. Ngoài ra, tại Chương 82, nhóm hàng 8201 “Dụng cụ cầm tay gồm mai, xẻng, cuốc chim, cuốc, dụng cụ xới và làm tơi đất, chĩa và cào; rìu, câu liêm và các dụng cụ tương tự dùng để cắt chặt; kéo tỉa cây các loại; hái, liềm, dao cắt cỏ, kéo tỉa xén hàng rào, cái nêm gỗ và các dụng cụ khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc trong lâm nghiệp”.

Nếu dựa vào các quy định trên thì khi mặt hàng đó không phải là dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ và khai theo các mã HS theo danh mục hàng hoá xuất NK tại Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 thì mặt hàng đó được NK bình thường. Tuy nhiên, nếu xác định mặt hàng có tính năng, tác dụng tương tự” thì mặt hàng đó lại được xác định là vũ khí. Chính vì vậy, việc xác định mặt hàng đó có phải là vũ khí hay không có ý nghĩa quan trọng để xác định đó là hàng hoá thông thường hay thuộc danh mục NK có giấy phép, cấm NK.

Hiện nay, Bộ Công an đang tiến hành xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Theo đó, tại khoản 1, Điều 3 dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ “Vũ khí là phương tiện biểu hiện ở các dạng khác nhau, được chế tạo có khả năng sát thương, gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe đối với con người, phá hủy kết cấu vật chất. Vũ khí gồm: Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự và khoản 4 , Điều 3 dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ “Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản gồm: Các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu”.

Như vậy, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bước đầu nêu được khái niệm của vũ khí thô sơ, nhưng vẫn xác định theo hướng mở đó là dựa trên cấu tạo, nguyên lý, tính năng và tác dụng tương tự. Nên chăng, trong điều kiện hiện nay đối với các mặt hàng liên quan trực tiếp đến các loại vũ khí thì việc xác định hàng hoá đó có phải là vũ khí, vũ khí thô sơ hay phải dựa trên cơ sở kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an để xác định “loại khác đó” có phải là vũ khí hay không?

Để vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của DN vừa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đảm bảo an toàn, trật tự xã hội thì Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cần có hướng dẫn, chú giải cụ thể về danh mục các loại vũ khí, vũ khí thô sơ trong danh mục hàng hoá cấm NK theo sự phân công của Chính phủ. Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn về hình ảnh, tính năng, tác dụng của các loại vũ khí, vũ khí thô sơ để cơ quan Hải quan căn cứ phân loại hàng hoá.

Trong điều kiện hiện nay khi chưa có các giải thích, hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, đối với cán bộ hải quan khi thực hiện các thủ tục NK đối với một số mặt hàng có liên quan đến vấn đề này cần chú ý một số nội dung sau:

Thứ nhất, tìm hiểu các thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp NK đối với mặt hàng đang NK.

Thứ hai, đối với các tờ khai chỉ kiểm tra hồ sơ cần chú ý đến các thông tin liên quan đến hàng hoá về tính năng, tác dụng của hàng hoá trong catalogue, hướng dẫn của hàng hoá. Trường hợp kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá phát hiện hàng hoá có tính năng, tác dụng như vũ khí cần báo cáo cấp trên xin ý kiến về phối hợp với cơ quan chức năng (Công an, Quân đội) để trưng cầu giám định đối với hàng hoá đó.

Thứ ba, áp dụng việc kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp NK hàng hoá xem xét việc phân phối hàng hoá để xem xét mục đích sử dụng của hàng hoá để có phương án xử lý, phòng ngừa.

ThS. Phạm Văn Bằng- ThS. Nguyễn Ngọc Linh

Tin liên quan

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Chuyển đổi số đang trở thành chìa khóa giúp Long An nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo bước đột phá trong hỗ trợ doanh nghiệp. Với cam kết cải cách mạnh mẽ từ chính quyền đến ngành hải quan, Long An đã và đang xây dựng môi trường đầu tư thông minh, minh bạch và thân thiện, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc.
Ngành Hải quan đào tạo về chuyển đổi số

Ngành Hải quan đào tạo về chuyển đổi số

Ngày 23/5/2025, Cục Hải quan phối hợp với Viện Công nghệ thông tin (CNTT) (Đại học quốc gia Hà Nội), Công ty T-Corp tổ chức Chương trình đào tạo trực tuyến từ trụ sở Cục Hải quan tới 20 Chi cục Hải quan khu vực nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng thu ngân sách trên đà tăng

Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng thu ngân sách trên đà tăng

Chủ động triển khai giải pháp tạo thuận lợi thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan, tỷ lệ tờ khai luồng Xanh, Vàng tăng, luồng Đỏ giảm tại Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng (Chi cục Hải quan cửa khẩu khu vực XII).
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi làm việc với Hải quan khu vực III

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi làm việc với Hải quan khu vực III

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi ghi nhận nỗ lực, kết quả các mặt công tác của Chi cục Hải quan khu vực III, trong đó có công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Chi cục Hải quan khu vực XVIII chủ động hỗ trợ doanh nghiệp

Chi cục Hải quan khu vực XVIII chủ động hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, Chi cục Hải quan khu vực XVIII đã chủ động khi triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) vừa tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Đại sứ Chi Lê thăm, làm việc tại Hải quan khu vực III

Đại sứ Chi Lê thăm, làm việc tại Hải quan khu vực III

Chi cục Hải quan khu III vừa có buổi tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán nước Cộng hòa Chi Lê tại Việt Nam, do Đại sứ Sergio làm Trưởng đoàn.
Hải quan Thường Phước: Tạo thuận lợi thương mại, hàng hóa XNK tăng gấp đôi

Hải quan Thường Phước: Tạo thuận lợi thương mại, hàng hóa XNK tăng gấp đôi

Chủ động triển khai giải pháp tạo thuận lợi thương mại, Hải quan cửa khẩu Thường Phước đã thu hút nhiều doanh nghiệp, thông quan lượng hàng hóa XNK tăng gấp đôi trong 5 tháng đầu năm 2025.
Hải quan Cẩm Phả quyết liệt thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2025

Hải quan Cẩm Phả quyết liệt thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2025

Trong bối cảnh có những thuận lợi, khó khăn đan xen, Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả (Chi cục Hải quan khu vực VIII) đã bám sát thực tiễn tình hình địa bàn quản lý, xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025.
Dừng triển khai Cuộc thi viết bài “Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam”

Dừng triển khai Cuộc thi viết bài “Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam”

Trên cơ sở đánh giá thực trạng cuộc thi và để tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Ngành trong thời gian tới, Cục Hải quan thông báo dừng triển khai Cuộc thi viết bài “Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam”.
Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm

Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm

Thu ngân sách tăng trưởng khá, đạt 45,9% dự toán cả năm là một trong những kết quả công tác nổi bật của Chi cục Hải quan khu vực III.
Hải quan Móng Cái: Thúc đẩy chuyển đổi số, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hải quan Móng Cái: Thúc đẩy chuyển đổi số, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần rút ngắn thời gian thông quan, tạo thuận lợi thương mại.
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng khởi sắc

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng khởi sắc

Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng tăng 18% so với cùng kỳ năm 2024, đi đôi là số thu ngân sách nhà nước cũng tăng trưởng đáng kể.
Hải quan khu vực III và Cảng container quốc tế Hateco ký kết quy chế phối hợp

Hải quan khu vực III và Cảng container quốc tế Hateco ký kết quy chế phối hợp

Ngày 21/5, tại Hải Phòng, diễn ra Lễ ký quy chế phối hợp giữa Chi cục Hải quan khu vực III và Công ty TNHH Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ tham dự, chứng kiến Lễ ký kết.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Cao Bằng thu trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu

Cao Bằng vừa phát hiện 179 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, 4.892 sản phẩm thực phẩm nhập lậu.
Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững.
Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống mức chỉ còn khoảng 1-2%.
Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành phải quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản và tăng nguồn cung để tăng khả năng tiếp cận bất động sản của người dân.
Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Hải quan khu vực XVII: Tập trung chuyển đổi số để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Chuyển đổi số đang trở thành chìa khóa giúp Long An nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo bước đột phá trong hỗ trợ doanh nghiệp.
(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 198/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân,đáng chú ý là yêu cầu cơ chế thuế đơn giản đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/6/2025.
(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh...
(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro, theo chỉ dẫn phân luồng kiểm tra của Cục Hải quan và tuân thủ quy định.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
Phiên bản di động