Thay đổi chính sách tạo động lực để môi trường M&A hoàn hảo
Ông Phan Đức Hiếu. |
Thời gian qua, mặc dù hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên toàn cầu khiến các thương vụ M&A bị suy giảm. Ông đánh giá như thế nào về điều này?
- Diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 có sự suy giảm so với năm 2019. Mặc dù vậy vẫn có không ít cơ hội và tiềm năng mà Việt Nam có thể nắm bắt để vươn lên phát triển mạnh mẽ. Trong đó, xét về yếu tố thị trường, M&A đang có những điểm tích cực. Cụ thể, trong thời điểm Covid-19 vừa qua đã xuất hiện những “khẩu vị” M&A mới. Điều này thể hiện luôn trong những thương vụ M&A năm 2020. Chẳng hạn như, các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến các lĩnh vực bán lẻ. Bởi dịch Covid-19 mới cho thấy nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu trở nên quan trọng. Bên cạnh đó, khi Covid-19 xảy ra, vấn đề sức khỏe, con người được đặt lên hàng đầu nên lĩnh vực y tế, giáo dục là những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm đầu tư hợp tác phát triển. Tuy nhiên, không hẳn thị trường xuất hiện cái mới sẽ mất đi cái cũ nên các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất cơ bản, máy móc thiết bị vẫn thu hút được dòng vốn đầu tư thông qua M&A.
Ông Nicolas Audier, Chủ tịch Eurocham: Các thương vụ M&A ở Việt Nam sẽ gián tiếp được hưởng lợi khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được thông qua. Tuy nhiên, "khẩu vị" của các nhà đầu tư châu Âu thường có những dự án mang tính đặc thù cao, do đó nếu không có các điều khoản bảo vệ nhà đầu tư thì rất khó thuyết phục họ tham gia. Đầu tiên là luật cạnh tranh và thực thi luật cạnh tranh phải tương đồng với châu Âu. Thứ đến, một vấn đề không mới, là khi có tranh chấp xảy ra thì các nhà đầu tư tìm đến đâu để xử lý. Và cuối cùng là các thủ tục cần thiết để các nhà đầu tư rút ra khỏi Việt Nam. Theo đó, tôi kỳ vọng, các quy định bảo vệ nhà đầu tư sẽ lan toả sang các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, logistics trong thời gian tới, vốn đang bị trì trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh và cuộc chiến thương mại của các quốc gia lớn. Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land: Hiện tại là thời điểm thực hiện trắc nghiệm để biết sức khỏe của các DN. Đồng thời, đây cũng là thời điểm ra tăng các hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản. Bất động sản công nghiệp và bất động sản ven đô đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Bất động sản ven đô nóng lên là do hành vi của người tiêu dùng thay đổi. Còn với bất động sản công nghiệp, dịch bệnh xảy ra, dòng vốn ngoại đóng băng đó là cơ hội cho nhà đầu tư nội. M&A bất động sản công nghiệp khối lượng giao dịch tăng lên với các nhà đầu tư nội. Theo đó, từ cuối 2019, Công ty Hưng Thịnh Land đã chi hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện M&A các dự án tại Bình Định, và hiện cũng đang có hơn 1.000 ha tại Lâm Đồng. T.D (ghi) |
Theo các chuyên gia, năm 2021 dự báo sẽ có rất nhiều điểm tích cực để chờ đợi xu hướng bùng nổ về M&A, xin ông cho biết, những thay đổi của cơ chế, chính sách ra sao trong nỗ lực thu hút đầu tư chung của Chính phủ Việt Nam?
- Thời gian qua, Chính phủ và Quốc hội đã sửa đổi rất nhiều luật pháp và chính sách với nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư nói chung. Đặc biệt, hàng loạt dự luật liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh đã được sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực vào năm 2021 tới đây như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi. Đây là ba Luật quan trọng, thường xuyên tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động M&A nói riêng.
Cụ thể, Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ nâng cao sự bảo vệ người mua, sự an toàn của người mua, ngôn ngữ của luật là nâng cao mức độ bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư là người mua trong các thương vụ M&A. Đơn cử, quyền cổ đông/nhóm cổ đông như đề cử vào HĐQT, triệu tập họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ), theo quy định hiện hành phải sở hữu 10% cổ phần trở lên và liên tục trong 6 tháng. Quy định này lâu nay đã ngăn cản hoạt động M&A, bởi ngay khi họ mua cổ phần thì 6 tháng sau mới vào để tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả công ty… Những điều bất hợp lý này sẽ được bãi bỏ trong Luật mới, giảm quy định tỷ lệ sở hữu xuống 5% và bãi bỏ quy định thời gian 6 tháng.
Với Luật Đầu tư sửa đổi, Chính phủ cam kết thực hiện nghiêm chỉnh việc ban hành danh mục theo nguyên tắc loại trừ, những ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư, hạn chế đầu tư (quy định rõ hạn chế gì, hình thức, quyền, sở hữu…). Để hỗ trợ việc đó, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán có những quy định rõ ràng về giới hạn sở hữu nước ngoài. Tuy không mới, nhưng rõ hơn rất nhiều, chẳng hạn như cái gì cấm thì không được làm, quy định theo điều ước quốc tế thì tuân thủ điều ước, cái gì quy định của Việt Nam thì theo quy định Việt Nam.
Ngoài ra, Luật Đầu tư mới còn là cơ hội cho hoạt động M&A nói riêng. Có những điểm thay đổi chính yếu, cụ thể là luật mới bổ sung thêm lĩnh vực ưu đãi đầu tư, trong đó có những lĩnh vực sản xuất hàng hóa cung cấp dịch vụ để tham gia chuỗi giá trị cho các ngành; lĩnh vực giáo dục có bổ sung giáo dục đại học; y tế bổ sung thêm trang thiết bị y tế… Một điểm đặc biệt quan trọng là Luật sẽ đưa vào khái niệm, tạm gọi là “gói ưu đãi đặc biệt” dành riêng cho từng loại dự án và từng nhà đầu tư. Gói này có một số điểm lưu ý như giới hạn trong lĩnh vực gồm nghiên cứu phát triển, ngành có quy mô vốn đầu tư lớn và đổi mới sáng tạo dự kiến tác động tích cực cho hoạt động M&A của Việt Nam.
Bên cạnh sự hỗ trợ về mặt chính sách của Chính phủ nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hoạt động M&A của DN Việt Nam cần thay đổi gì để nâng cao sức cạnh tranh, thưa ông?
- Trong cuộc chơi, chính sách của Chính phủ chỉ là hỗ trợ, còn vấn đề cốt lõi xuất phát từ giữa các bên với nhau. Các chuyên gia cũng trao đổi để môi trường M&A hoàn hảo không chỉ thay đổi Luật này, Luật kia mà còn liên quan đến năng lực của chính quyền địa phương, cũng như các luật pháp chuyên ngành khác; vấn đề tiếp cận thông tin, văn hóa của các nhà đầu tư Việt Nam, tính hợp tác của các nhà đầu tư hậu M&A… là những tác động tới hoạt động thành bại của thương vụ M&A. Theo đó, với DN trong nước để tham gia cuộc chơi này DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng khuôn khổ quản trị tốt, kinh doanh bài bản và chiến lược… khi đó, DN mới trở thành nguồn hàng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động M&A vẫn thường được coi là sân chơi của DN ngoại. Vậy theo ông, trong tương lai cơ hội cho DN nội ra sao?
- Trước đây nhiều người trở nên lo lắng, thậm chí có những đề xuất là nên cấm M&A, cấm DN bán mình cho DN ngoại. Câu chuyện thực tế 2-3 năm qua đã chứng minh, môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi chứ không phải cấm đoán sẽ thúc đẩy M&A một cách sòng phẳng. Chúng ta thấy năm nay một xu hướng rất mới đó là các DN nội tham gia rất nhiều vào các hoạt động M&A trong nước. Tỷ lệ % về giá trị tăng lên rất nhiều so với năm 2019. Bắt đầu có những DN Việt Nam M&A ra nước ngoài. Như vậy, vượt qua mọi lo lắng, trái ngược với những luận điểm trước đây DN cho rằng M&A tạo ra một cái kênh để thâm nhập thị trường, tận dụng những cơ hội của các FTA. Hiện nay đang manh nha và đã có xảy ra, nhưng trong tương lai, khi các FTA được thực hiện ở giai đoạn tương đối đầy đủ, thì dự đoán xu hướng M&A ra nước ngoài sẽ phổ biến hơn. Dần dần M&A không chỉ là sân chơi dành riêng cho người nước ngoài mà là kênh để mọi DN cơ cấu, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường kinh doanh dành cho các nhà đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Alibaba cùng đối tác rót 400 triệu USD thúc đẩy chuyển đổi số tại The CrownX
16:20 | 18/05/2021 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bùng nổ M&A sau đại dịch
08:14 | 26/11/2020 Người quan sát
M&A lĩnh vực ngân hàng: Thay đổi theo xu hướng nào?
08:13 | 26/11/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK