Tháo gỡ đình trệ vận tải hàng hóa do Covid-19 cách nào?
Quy định thiếu linh hoạt gây khó cho doanh nghiệp
Phát biểu tại buổi toạ đàm “Tháo gỡ đình trệ vận tải hàng hóa do Covid-19 cách nào?” do Báo Giao thông tổ chức ngày 26/7, ông Trần Đức Nghĩa, Uỷ viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam chia sẻ, chúng tôi đang ở trong tình trạng kiệt quệ, hơn 1 năm chịu tác động dịch bệnh, doanh thu suy giảm, chi phí tăng lên. Chẳng hạn một công ty có 150 lái xe, hiện hàng tháng phải chi trả hơn 300 triệu đồng phí xét nghiệm các loại. Đây là một chi phí khủng khiếp.
“Ví dụ, trên địa bàn Quảng Ninh, tôi không hiểu lý do vì sao khi vào khu vực cửa khẩu phải test Covid-19, trong khi bắt đầu vào tỉnh lái xe đã phải test PCR”, ông Trần Đức Nghĩa cho biết thêm.
Cũng theo ông Nghĩa, sự thiếu nhất quán còn thể hiện ở việc các địa phương áp dụng các quy định vận tải trên đường quốc lộ. Tại Hải Dương khi dịch lần 3 bùng phát, UBND tỉnh đã cho đóng cửa quốc lộ 18 và 52. Trong khi đó, tại lần dịch thứ 4, Bắc Ninh và Bắc Giang vẫn duy trì vận chuyển hàng hoá quốc lộ 1A và 18 bình thường, mặc dù mức độ dịch bệnh tại đây nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Hay cũng có thể thấy sự khác biệt giữa TPHCM và Hà Nội. Trong khi quốc lộ 1A qua địa bàn TPHCM không bị đóng cửa khi áp dụng Chỉ thị 16, tuy nhiên tại Hà Nội đã đóng cửa quốc lộ 1A để phong toả địa bàn.
Ngoài ra vấn đề khác biệt trong quy định phòng chống dịch bệnh còn liên quan tới thời hạn và cách thức test với lái xe. Đáng chú ý, khi thay đổi hoặc áp đặt quy định, hầu hết các địa phương có xu hướng áp dụng rất nhanh, gây lúng túng cho doanh nghiệp. Ví dụ tại Hải Phòng từ ngày 18 đến 20/7, 3 cửa ngõ đi vào Hải Phòng bị ách tắc nghiêm trọng bởi áp dụng dán tem cho các phương tiện và xét nghiệm lái xe trong khi các tỉnh khác chưa áp dụng, các doanh nghiệp chưa thể cập nhật thông tin. Điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Hiệp hội chúng tôi ước tính tình trạng trên đã gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày.
Các doanh nghiệp vận tải cũng bức xúc rất nhiều về cách hiểu và áp dụng khác nhau về giá trị test nhanh có được công nhận như PCR hay không. Ảnh: Internet. |
Tạo điều kiện lưu thông hàng hoá tốt
Liên quan đến quy định khác nhau về giấy xét nghiệm và thời hạn xét nghiệm, theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam, quan điểm của Bộ GTVT thời gian qua là thực hiện quyết liệt phòng chống dịch Covid-19 nhưng không làm đứt gãy chuỗi hàng hoá. Thực tế cho thấy, có những địa phương còn quy định khác nhau về giấy xét nghiệm và thời hạn xét nghiệm đối với lái xe. Hay có địa phương quy định chỉ áp dụng giấy xét nghiệm PCR, một số địa phương lại cho phép cả 2 loại. Hiện Bộ Y tế quy định giấy xét nghiệm có thời hạn 72 giờ, nhưng có địa phương lại quy định ngắn hơn.
“Để giải quyết vấn đề này chúng tôi đã trao đổi và thống nhất giải pháp về các vấn đề trên để vận tải hàng hoá lưu thông tốt nhất trong mùa dịch”, bà Phan Thị Thu Hiền cho biết thêm.
Cho ý kiến về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, vừa qua có thể thấy có sự khác biệt giữa các địa phương trong áp dụng biện pháp phòng chống dịch và cách hiểu văn bản hướng dẫn, do đó đã gây bức xúc trong doanh nghiệp.
Cũng theo ông Trần Thanh Hải, vừa qua, các doanh nghiệp cũng bức xúc rất nhiều về cách hiểu và áp dụng khác nhau về giá trị test nhanh có được công nhận như PCR hay không. Hay thời hạn hiệu lực của các loại hình xét nghiệm như thế nào khi địa phương chỉ áp dụng 1-2 ngày, trong khi có địa phương từ 7-10 ngày. Đáng nói trong bối cảnh hiện nay việc lấy được giấy xét nghiệm rất khó khăn, nhất là tại địa phương không có đủ điều kiện.
“Do đó, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia nên có hướng dẫn thống nhất ngay, tránh tình trạng mỗi địa phương áp dụng theo 1 kiểu, góp phần tạo ra sự bình ổn và lưu thông hàng hoá tốt hơn. Về hàng hoá thiết yếu, Bộ Công thương đã có công văn gửi cho các địa phương để thống nhất cách hiểu. Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn, trong đó nêu danh sách các hàng hoá thiết yếu cụ thể. Tuy nhiên, đây chỉ là một số hàng hoá có thể liệt kê, thực tế còn tuỳ theo tình hình địa phương, tránh tình trạng cản trở lưu thông vô lý. Ở đây cần sự vào cuộc các bộ ngành địa phương, làm sao đảm bảo công tác chống dịch nhưng cũng phải trên cơ sở phân tích, tính toán khoa học để thực hiện mục tiêu kép Chính phủ đã đề ra”, ông Trần Thanh Hải đề xuất.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics