Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo lực đẩy để TPHCM bứt phá
TPHCM tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo đạt 95% |
Quang cảnh tọa đàm. Ảnh: T.D |
Trong hàng chục năm qua, TPHCM luôn giữ vững vai trò "đầu tàu" kinh tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, "đầu tàu" TPHCM đang chậm lại. Đơn cử kết quả phát triển kinh tế - xã hội quý 1/2023 của TPHCM chưa như mong muốn khi GRDP chỉ đạt 0,7%, thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước. Tốc độ tăng trưởng chậm dần khiến vai trò dẫn dắt của TPHCM có phần giảm sút.
Dự báo trong quý 2/2023 và những quý tiếp theo, kinh tế TPHCM tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường.
Theo TS Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, đây là hệ quả của một quá trình dài, cần đặt trong bối cảnh 5 năm hoặc 10 năm gần đây của TPHCM để có cái nhìn đa chiều. Đây là thực trạng và là căn cơ của TPHCM sau nhiều bối cảnh bị nghẽn.
TS Trần Du lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, sở dĩ kinh tế TPHCM quý 1 giảm sâu là doTPHCM với độ mở đặc biệt, khi môi trường vĩ mô thuận lợi, kinh tế TPHCM thuận lợi, còn khi bất lợi dẫn đến thành phố cũng bị bất lợi theo. Song bước vào năm 2023, TPHCM chịu tác động lớn về khách quan đó là tác động bất ổn của vĩ mô từ quý 4 năm ngoái tiếp tục lan sang năm nay. Đồng thời, đó là vấn đề hạ tầng, rất nhiều dự án bị vướng - điểm nghẽn không mới nhưng tồn tại nhiều năm chưa giải quyết được. TPHCM là một bộ phận của kinh tế cả nước nên về căn bản khó khăn còn tiếp tục. Theo đó, phải tháo gỡ được những vấn đề căn cơ mới có sức bật cho những năm sau.
Đề cập đến Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, vấn đề của TPHCM không chỉ là của thành phố mà phải xác định đây là vấn đề của cả nước. Cơ chế, chính sách đột phá cho TPHCM là cho cả nước. Bởi TPHCM gánh trên vai sứ mệnh "đầu tàu" cả nước, "đầu tàu" bứt tốc mạnh mẽ sẽ kéo cả "đoàn tàu" đi lên.
Theo ông Trần Đình Thiên, tình hình hiện nay vẫn còn rất khó khăn và nhiều rủi ro, kinh tế TPHCM suy yếu về vị thế dù nội lực vẫn dồi dào; những nút thắt, điểm ngẽn tăng trưởng không được tháo gỡ triệt để mà còn tăng lên (giao thông, ngập nước, tắt nghẽn hạ tầng…), những động lực mới không được đưa ra. Do đó, phải tạo ra những đột phá, động lực mới cho TPHCM. Ngay bây giờ, cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho TPHCM.
Ngoài ra, ông Thiên cũng đặc biệt lưu ý, TPHCM muốn đột phá là phải có những dự án đột phá cùng với đột phá về thể chế. Chẳng hạn, TPHCM muốn vượt lên phải biến mình thành trung tâm hội nhập quốc tế của đất nước. Có thể có những dự án đột phá như: Cảng trung chuyển Cần Giờ, Trung tâm tài chính quốc tế, thêm trung tâm thương mại để kéo thế giới vào đây. Các yếu tố này cộng hưởng được với nhau, cùng với vùng Đông Nam bộ, TPHCM sẽ kéo được các nhà đầu tư lớn, thu hút được các tập đoàn lớn…
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op đưa ra một số kiến nghị mà TPHCM và cả nước cần triển khai để hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành bán lẻ phát triển. Đó là, cần hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong đó, chính sách giảm thuế GTGT 2% cần triển khai càng sớm càng tốt để kích cầu, qua đó doanh nghiệp có thêm “hơi thở” mới. Song song đó, ông Đức đề xuất doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ hơn để gia tăng sự phát triển; tiếp tục phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bởi đây là xu hướng tất yếu, cần đi, phải đi.
Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, liên khu vực nên để phục hồi, phát triển ngành du lịch TPHCM rất cần sự phục hồi, phát triển của các ngành kinh tế khác. Trong khi đó, do thị trường toàn ngành chưa thật sự hồi phục, đặc biệt là du lịch quốc tế còn nhiều khó khăn, dự kiến sớm nhất đến năm 2025 mới có thể trở lại thời gian trước đại dịch Covid-19. Do đó, kiến nghị Chính phủ cùng các cơ quan trung ương tiếp tục quan tâm giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp ngành du lịch, kéo dài thời gian, chính sách hỗ trợ ít nhất đến hết năm 2023, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tạo động lực phục hồi phát triển cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp du lịch đang vay vốn, đề xuất được xem xét khoanh nợ, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ…
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM được xây dựng từ đầu năm theo kế hoạch.
Cụ thể, chương trình có 20 ngân hàng đăng ký gói hỗ trợ tín dụng với quy mô đạt 453.070 tỷ đồng để cho vay doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho doanh nghiệp gắn với việc tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp; cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên, với lãi suất ưu đãi; cho vay hỗ trợ 2% lãi suất theo nghị định 31 của Chính phủ. Đến nay, chương trình đã giải ngân đạt 117.000 tỷ đồng cho 31.492 khách hàng, bằng 25,8% gói tín dụng các ngân hàng đăng ký trong năm 2023.
Theo ông Lệnh, việc kết nối ngân hàng – doanh nghiệp gắn với giảm lãi suất cho vay, giảm áp lực trả nợ vay là giải pháp cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp về vốn, về chí phí sử dụng vốn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong trả nợ vay ngân hàng khi gặp khó khăn về dòng tiền, về tiêu thụ sản phẩm….
Đối với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, NHNN đã có văn bản hướng dẫn các ngân hàng, 4 ngân hàng thương mại nhà nước đã chuẩn bị vốn để sẵn sàng cho vay khi các địa phương công bố các dự án.
Tin liên quan
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Nhiều điểm mới trong chính sách quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics