Tháo gỡ chồng chéo, đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính
Trong khó khăn, doanh nghiệp kỳ vọng thủ tục hành chính thông thoáng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Hơn 82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh
Theo văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm 2021 đến nay, các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 2.200 quy định kinh doanh tại 177 văn bản quy phạm pháp luật; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.100 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; đã cung cấp hơn 4.400 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia... Theo đó, đến tháng 5/2023, tổng số thủ tục hành chính của cả nước là 6.422, giảm 376 thủ tục hành chính so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn: Nhà nước và xã hội cần chia sẻ, chung tay cùng doanh nghiệp Cộng đồng doanh nghiệp đã và luôn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời kỳ đại dịch vừa qua. Nhà nước và xã hội cần chia sẻ, chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn hết sức khó khăn này. Theo đó, Chính phủ cần quyết liệt cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp tăng từ mức 57,4% trong năm 2021 lên 71,7% trong năm 2022. Khó khăn của kinh tế toàn cầu là phép thử đối với sự chống chịu của kinh tế trong nước nhưng cũng là cơ hội. Đây là dịp để xem xét, điều chỉnh chính sách, như chính sách thu hút đầu tư, xác định thế mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa. |
Trên thực tế, việc cải thiện môi trường kinh doanh của nước ta đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Báo cáo mới được Economist Intelligence Unit (EIU) công bố cho thấy, Việt Nam là quốc gia có động lực lớn nhất trên toàn thế giới, tăng 12 bậc trong bảng đo lường mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh, trong khi Thái Lan tăng 10 bậc và Ấn Độ chỉ tăng 6 bậc.
Nhưng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho biết, bình quân một tháng có 19.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì cũng có tới 88.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Khảo sát hơn 9.500 doanh nghiệp từ cuối tháng 4/2023 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (Ban IV) cho thấy, 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023.
Những con số, kết quả điều tra nêu trên đã cho thấy các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn. Theo đánh giá của các vị đại biểu Quốc hội qua thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6 vừa qua thì thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) thẳng thắn chỉ ra 4 nút thắt mà doanh nghiệp đã và đang gặp phải là: thiếu hụt về đơn hàng, tắc nghẽn về dòng vốn, thể chế không đầy đủ, thủ tục hành chính bủa vây và những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cũng về vấn đề này, kết quả khảo sát của Ban IV cho thấy, một trong các khó khăn, thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là việc thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật với hơn 45% doanh nghiệp được khảo sát lựa chọn. Theo ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp, việc giải quyết thủ tục hành chính còn qua nhiều tầng nấc trung gian, gây chậm trễ, ách tắc trong thực hiện; việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính một số nơi chưa nghiêm, còn có hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hỏi thêm chí phí không chính thức…
Cấp bách cải thiện môi trường kinh doanh
TS. Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, các vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính cần được giải quyết nhanh chóng hơn. “Chính phủ phải làm đốc công, Quốc hội phải ban hành nhiều cơ chế ngoại lệ, đặc biệt, đặc thù… đã cho thấy thể chế, chính sách chung có vấn đề với nhiều vướng mắc, nhiều lỗ hổng… Thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế lại một lần nữa đang là vấn đề cấp bách phải được đặt ra”, TS. Vũ Tiến Lộc nói.
Vì thế, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ theo các chỉ đạo của Chính phủ. Trong đó nghiên cứu đề xuất cắt giảm ngay các thủ tục, các bước trung gian không cần thiết; các điều kiện kinh doanh chồng chéo, không định lượng được để minh bạch trong kiểm tra, thẩm định, đánh giá, xét duyệt; các hoạt động kiểm tra chuyên ngành còn chồng chéo, có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị…
Mới đây, VCCI đã có văn bản đồng thuận với đề xuất của Bộ Công Thương xây dựng dự thảo nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo VCCI, Nghị định 59 chưa phù hợp về mặt thẩm quyền ban hành, không thống nhất giữa danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2020.
Về phía khối doanh nghiệp FDI, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) cho rằng, một số thủ tục liên quan đến cấp giấy phép đầu tư, xây dựng còn chậm trễ, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ giải ngân, đầu tư, nên các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh quyết liệt hơn. Bởi nếu Việt Nam chậm trễ trong việc sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục hành chính cũng như chậm trễ trong cải thiện môi trường kinh doanh thì Việt Nam sẽ mất cơ hội, để lỡ thời điểm quan trọng để thu hút đầu tư, không chỉ từ Hàn Quốc mà nhiều quốc gia trên thế giới.
Ông Kim Sung Hun, Tổng giám đốc Công ty Amkor Technology Việt Nam kiến nghị các bộ, ngành cần đưa ra các quy chuẩn rõ ràng, chi tiết hơn về các văn bản dưới luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và nới lỏng các quy định khi kiểm duyệt, thẩm định các mô hình đặc thù kinh doanh của những ngành nghề sử dụng công nghệ cao. Ông Kim Huat Ooi, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam thì đề nghị cơ chế một cửa có thể sớm được khôi phục để cải thiện sự dễ dàng trong kinh doanh, giảm thời gian thực hiện cho tất cả các loại giấy phép về xây dựng, môi trường…
Theo báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong một số trường hợp còn có những hạn chế, tính ổn định và khả năng dự báo chưa cao, dẫn đến rủi ro gia tăng cho các doanh nghiệp. Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa nghiêm; còn nhiều trường hợp vi phạm thực hiện quy tắc ứng xử; tình trạng lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, vị trí công tác để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp còn diễn ra; hiện tượng người dân phải “lót tay” trong giải quyết công việc… là thực trạng xảy ra đã nhiều năm nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời. Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, khắc phục tình trạng né tránh trách nhiệm trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, rà soát làm rõ, báo cáo Quốc hội về những vướng mắc, bất cập, chồng chéo của các luật liên quan hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh (nếu có) và kịp thời đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới. |
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics