Tháo điểm nghẽn cho sự bền vững của ngành gạo
Chuyển đổi sản xuất lúa gạo thành ngành kinh tế năng động và hiệu quả | |
Hoàn thiện chuỗi sản xuất để mang lại giá trị cao hơn cho ngành lúa gạo |
Dây chuyền đóng gói gạo thương hiệu Trung An để xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh: DNCC |
Nhìn lại năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt kết quả ấn tượng với sản lượng xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn, tăng trưởng 13,8% so với năm 2021. Tuy nhiên, dù đạt thành công về khối lượng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại chỉ tăng được 5%.
Lý giải về việc này, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, trong năm 2022, hạn mức tín dụng dành cho ngành hàng lương thực bị hạn chế nên các thương nhân xuất khẩu gạo khó tiếp cận với nguồn vốn. Việc DN không có vốn thu mua đã ảnh hưởng đến khả năng tạm trữ chờ giá tốt. Đây là nguyên nhân chính khiến giá bình quân xuất khẩu cả năm thấp hơn kỳ vọng. Qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả thương nhân và người trồng lúa.
Ông Trần Minh Kiệt, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ: Việc xây dựng vùng nguyên liệu là thật sự cần thiết, tạo ra sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên, do năng lực về vốn còn hạn chế, nên DN chưa mạnh dạn mở rộng diện tích liên kết bao tiêu, đầu tư kho chứa, máy sấy,... để phục vụ xây dựng vùng nguyên liệu hiệu quả. Tình trạng nguồn nguyên liệu không ổn định về số lượng và chất lượng làm giảm giá trị sản phẩm xuất khẩu, DN chưa dám ký các hợp đồng lớn, ổn định lâu dài. Do đó, Bộ Công Thương cần có ý kiến trình Chính phủ có các chính sách hỗ trợ vốn đối với các DN xuất khẩu gạo có xây dựng vùng nguyên liệu, có đầu tư kho chứa, nâng cấp, cải thiện dây chuyền máy móc sản xuất. Tạo điều kiện, hỗ trợ các DN, tổ hợp tác và nông dân tiếp cận máy móc thiết bị, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, tăng khả năng và thời gian bảo quản, giảm áp lực cung cầu, chủ động giá bán cạnh tranh. |
Ở góc độ DN, ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Lương thực Phương Đông cho biết, với mức lãi suất vay lên tới 8-10%, một số nhà máy gạo đã tính tới chuyện cho thuê thay vì hoạt động vì không còn lợi nhuận.
Hiện vụ Đông Xuân năm 2022/2023 đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Do đó, các thương nhân xuất khẩu gạo đang nỗ lực chuẩn bị kho, phương tiện, thiết bị chế biến và cả nguồn vốn để tổ chức thu mua. Tuy nhiên, nhiều DN cho biết, dù đã thế chấp hết tài sản, nhưng số vốn vay được cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu thu mua gạo khi tới vụ thu hoạch.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Nhựt, Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật ví von việc thiếu vốn để thu mua lúa gạo giống như “cơm dọn sẵn lên bàn mà không được ăn”. Theo ông Nhựt, để thu mua 10.000 tấn gạo cần nguồn vốn lên tới 150-200 tỷ đồng. Do đó, việc thu mua 1 triệu tấn gạo là ngoài tầm tay của DN.
Không chỉ khó khăn về nguồn vốn cho hoạt động thu mua, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An còn cho biết, để phát triển ngành lúa gạo bền vững chắc chắn còn thiếu vốn rất nhiều. Hiện nguồn vốn từ ngân hàng mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu đầu tư, mở rộng của DN, số còn lại DN vẫn đang loay hoay chưa tìm được giải pháp.
Trước những khó khăn như trên của DN, ông Nguyễn Ngọc Nam cho rằng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN xuất khẩu gạo hoạt động hiệu quả có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn do hệ quả của dịch Covid-19 kéo dài. Theo đó, NHNN cần xem xét và sớm trao đổi với các ngân hàng thương mại về khả năng tăng cường các chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo. Chính sách này có thể chỉ cần áp dụng trong những khoảng thời gian thu hoạch mùa vụ cao điểm và phải dựa trên kết quả thẩm định năng lực và lịch sử kinh doanh của từng DN để có những chương trình tài trợ phù hợp cho từng đối tượng, nhóm đối tượng riêng lẻ. Bên cạnh đó, ông Nam cũng kiến nghị NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại cấp tín dụng hỗ trợ nâng mức tỷ lệ tín dụng dành cho DN nông nghiệp nói chung và DN gạo nói riêng.
Ngoài vấn đề nguồn vốn cho hoạt động thu mua gạo, thực trạng logistics yếu kém cũng đặt ra thách thức lớn cho các DN. Ông Võ Công Thức, Giám đốc quản lý chất lượng Tập đoàn Lộc Trời chỉ ra rằng, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch tại Việt Nam lên tới 11-13%, còn chi phí tổn thất về chất lượng là 3-5%. Cụ thể, đối với gạo hạt dài, sau khi cắt 24 tiếng nếu không kịp đưa về nhà máy sấy thì sẽ có hiện tượng lên men, bị hôi chua, làm giảm chất lượng gạo. Tương tự, một số dòng gạo thơm bị mất mùi, chất lượng cơm không còn được như ban đầu. Theo đó, ông Võ Công Thức khẳng định, những bất cập trong hệ thống logistics đang ảnh hưởng lớn tới chất lượng gạo.
Đồng tình với ý kiến của ông Thức, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, thừa nhận hệ thống logistics trong nước còn nhiều bất cập và là thách thức lớn với DN. Theo ông Chinh, cước vận tải đường bộ đi ra đến cảng biển thậm chí còn đắt hơn giá cước vận tải biển xuất hàng đi Singapore hoặc Hồng Kông (Trung Quốc). Để khắc phục những bất cập này, ông Chinh mong muốn, DN tại địa phương, đặc biệt là vùng ĐBSCL hỗ trợ đầu tư thêm về vận tải, các điểm bốc hàng, đóng container để đưa sà lan thẳng ra cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu), cảng Cát Lái (TPHCM) để xuất khẩu.
Tin liên quan
Nhập khẩu gạo của Philippines có thể đạt kỷ lục mới
08:56 | 14/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hai bộ thống nhất đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia
20:20 | 06/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics