Tháng 3 cạn nguyên liệu, lo sản xuất công nghiệp “đóng băng”
Loạt dự án “khủng” hoạt động thúc đẩy sản xuất công nghiệp | |
Sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 5,4%, thấp nhất từ đầu năm | |
Sản xuất công nghiệp “thăng hoa", tự tin về đích |
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì cuộc họp |
Ảnh hưởng nhất là ngành điện, điện tử
Thông tin tại cuộc họp đánh giá tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) đến các ngành sản xuất của Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức chiều nay 26/2, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Trương Thanh Hoài cho biết: Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như Hàn Quốc, Nhật Bản để phục vụ sản xuất.
Trong đó, ngành điện, điện tử của Việt Nam là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Năm 2019, Việt Nam nhập khoảnh 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, các doanh nghiệp điện tử chỉ còn đủ nguyên liệu phục vụ cho sàn xuất đến khoảng giữa hoặc cuối tháng 3/2020.
Tương tự, đa số các doanh nghiệp dệt may và da giày chỉ dự trữ nguyên phụ liệu đến đầu tháng 3/2020 hoặc đầu tháng 4/2020. Do đó, khả năng nhiều doanh nghiệp trong ngành phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn.
Với ngành sản xuất lắp ráp ô tô câu chuyện cũng không khả quan hơn. Năm 2019, ngành này nhập khẩu gần 4 tỷ USD phụ tùng linh kiện, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 0,7 tỷ USD, Hàn Quốc là 1,14 tỷ USD... Dự kiến, đến cuối quý I/2020, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt nguồn linh kiện phục vụ sản xuất.
"Trong trường hợp phải tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất do thiếu hụt nguồn nguyên phụ liệu và linh kiện đầu vào, các doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều chi phí phát sinh như chi phí vốn vay ngân hàng, duy tu bảo trì máy móc trong quá trình tạm ngưng sản xuất, chi phí trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động", ông Trương Thanh Hoài nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cục Công nghiệp thông tin thêm: Cùng với việc thiếu nguyên liệu thì thị trường tiêu thụ cũng là vấn đề lo ngại của nhiều doanh nghiệp.
Trung Quốc cũng như một số quốc gia đang bùng phát dịch bệnh khác như Hàn Quốc, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, túi xách, máy vi tính... Vì vậy, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ ngoài nước của các ngành hàng trên.
Không làm trầm trọng hóa tình hình
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất các hàng hoá trung gian cho các ngành công nghiệp thế giới, đồng thời là thị trường tiêu thụ lớn của rất nhiều ngành hàng đa quốc gia. Do đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc dự kiến sẽ tác động lớn đến các ngành sản xuất, vận tải, logistics, phân phối, dịch vụ trên toàn thế giới chứ không chỉ Việt Nam.
Tiếp theo, tình hình diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp bên ngoài Trung Quốc, dự kiến sẽ khiến kinh tế thế giới có thể bị ảnh hưởng nặng hơn như việc Hàn Quốc, Nhật Bản đã bùng phát dịch bệnh và châu Âu, châu Mỹ phát hiện một số trường hợp dương tính với virus trong thời gian gần đây.
“Diễn biến của dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, các thị trường quan trọng của Việt Nam đều đang chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh. Song tôi cho rằng không làm bi đát, trầm trọng hóa tình hình. Chúng ta cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của dịch để có thể đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, khả thi. Một số ngành chủ lực hiện nay bị tác động ngay là dệt may, da giày, công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo; thị trường trong nước cũng chịu tác động mạnh”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, nhiều ý kiến cho rằng trước mắt Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan làm việc với chính quyền các tỉnh, địa phương của Trung Quốc cũng như cấp Trung ương Trung Quốc trong việc xem xét áp dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát biên giới có giới hạn trong việc phòng ngừa dịch bệnh để bảo đảm nguồn nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
Cùng với đó, cần có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày (là các ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu) tăng cường sản xuất để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa...
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chỉ tiêu tăng trưởng của công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình khống chế dịch Covid-19. Cụ thể, trong trường hợp dịch bệnh kết thúc trong Quý I/2020, dự kiến giá trị gia tăng ngành công nghiệp Quý I/2020 chỉ tăng 5,18% so với cùng kỳ 2019 (Quý I/2019 và Quý I/2018 tăng lần lượt 9% và 10,45%); trong đó, ngành chế biến, chế tạo – là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành công nghiệp chỉ tăng 6,28% trong Quý I. Trường hợp dịch bệnh kết thúc cuối Quý II/2020, dự kiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong Quý II/2020 tăng 5,33% so với cùng kỳ 2019 (Quý I/2019 và Quý I/2018 tăng lần lượt là 9,24% và 8,34%); trong đó, ngành chế biến, chế tạo chỉ tăng 6,23% trong Quý II. |
Tin liên quan
Vietnam Motor Show 2024: Ghi nhận bước phát triển bền vững của công nghiệp ô tô xe máy
10:05 | 04/11/2024 Xe - Công nghệ
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK