Thách thức bên ngoài ảnh hưởng tới chính sách “phòng ngự” của Việt Nam
Tiếp tục nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, phấn đấu tăng trưởng từ 2,5 - 3% | |
"Cùng với CPTPP, RCEP mang lại 2 mô hình kinh tế rất lí tưởng" | |
“Chốt chặn” an toàn của tỷ giá từ nền kinh tế |
Các doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội mới về thương mại, kinh tế số. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 18/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” lần thứ ba năm 2020 (CIEMB 2020).
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 thực sự là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, khiến sự ổn định của hệ thống tài chính bị đe dọa, nên phải có chính sách để hạn chế sự suy thoái kinh tế.
Về vấn đề này, theo TS. Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Việt Nam đưa ra nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi cao hơn các nước khác trên thế giới, nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu với con số xuất siêu cao, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng đang tăng và dự trữ ngoại hối đang ở mức kỷ lục.
Mặc dù triển vọng trong ngắn hạn vẫn tích cực, nhưng theo vị chuyên gia đến từ WB, các nhà quản lý vẫn cần theo dõi chặt chẽ các rủi ro tài khóa như thâm hụt ngân sách tăng, rủi ro tài chính lợi nhuận của các ngân hàng thương mại giảm, nợ xấu tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn thấp khi chỉ có 18/46 ngân hàng tuân thủ Basel II…
Đồng quan điểm, theo PGS.TS Tô Trung Thành, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Việt Nam đang gặp thách thức về nền tảng của nền kinh tế để có thể vượt qua được khủng hoảng.
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trên thế giới, nhưng mô hình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào các yếu tố đầu vào mà chưa có sự tăng trưởng về chiều sâu.
Ông Tô Trung Thành cũng chia sẻ thêm, nền kinh tế Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các thách thức bên ngoài. Các chính sách khó đoán định từ Tổng thống Donald Trump hay ông Joe Biden trong thời gian tới đều có thể gây ảnh hưởng đến chính sách “phòng ngự” của Việt Nam.
Do đó, TS. Jacques Morisset đề nghị, Việt Nam cần có các giải pháp khắc phục kịp thời, như phải có chính sách về quản lý thuế, ưu đãi thuế; tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng, giám sát chặt chẽ và minh bạch hoạt động của các ngân hàng cũng như hoạt động cho vay…
Ngoài ra, giải pháp cấp bách hơn nữa là phải đẩy nhanh tốc độ cải cách ở trong nước - đặc biệt là về số hóa và môi trường kinh doanh thuận lợi, để giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt cơ hội mới về thương mại, kinh tế số và phục hồi xanh.
Nhìn nhận trong 1 đến 2 năm tới, PGS.TS Tô Trung Thành cho rằng cần phải duy trì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của người dân. Sau đó là cần chuẩn bị tốt các nguồn lực cơ bản để có thể phục hồi kinh tế sau Covid-19, nhưng Việt Nam cần phải đi theo một mô hình tăng trưởng mới là tập trung vào chiều sâu.
Chuyên gia của WB dự báo, Việt Nam sẽ có tăng trưởng GDP tích cực trong giai đoạn 2020-2022, nhưng phụ thuộc vào mức độ và thời gian dịch Covid-19 kéo dài ở Việt Nam và các quốc gia khác.
Tin liên quan
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics