Tập trung xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu cho gỗ Việt
Đảm bảo tính hợp pháp gỗ nhập khẩu là vấn đề sống còn của ngành gỗ | |
Xuất khẩu gỗ tăng tới 41,5% trong quý 1/2021 | |
Gỗ Việt xuất siêu “khủng” đạt 10,5 tỷ USD năm 2020 |
Toàn cảnh hội nghị |
Tại Hội nghị triển khai Nghị định 27/2021/NĐ-CP về quản lý giống câu trồng lâm nghiệp, Quyết định 523/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" chiều nay 23/4 tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh, trong 15 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, ngành lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Kinh tế lâm nghiệp đã giúp nhiều địa phương có nguồn thu ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Nhiều quan điểm đánh giá cao kết quả xuất khẩu toàn ngành thu về. Những năm gần đây mức độ tăng trưởng xuất khẩu liên tục duy trì 2 con số, trung bình đạt khoảng 15%/năm.
Số liệu cập nhật mới nhất 3 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận những kết quả khá khả quan. Cụ thể, trị giá xuất khẩu gỗ và lâm sản 3 tháng ước đạt 3,944 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu đạt 3,234 tỷ USD, tăng 43,4%.
Nhằm triển khai Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Chiến lược).
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đã nêu rõ nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa kế hoạch đặt ra.
Trong đó, đáng chú ý về phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản, ông Bảo nhấn mạnh sẽ thúc đẩy, hình thành được những doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp lớn, hiện đại mang tầm cỡ khu vực và thế giới, đủ năng lực về công nghệ và trình độ quản trị để tổ chức sản xuất ra sản phẩm chất lượng, có thương hiệu, sức cạnh tranh cao và tham gia sâu, rộng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như: Thiết bị chế biến gỗ, keo, sơn phủ bề mặt, phụ kiện,...; phát triển sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị, thế mạnh của từng vùng.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics, nhiệm vụ, giải pháp đáng chú ý được ông Bảo nhắc tới là xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu trong phát triển; gắn kết các vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất ngành lâm nghiệp.
Nhà nước hỗ trợ đầu tư, có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng ít nhất 3 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 3 miền Bắc, miền Trung và miền Nam, nhằm thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.
Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD năm 2025. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Phân tích ở góc độ thị trường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, khi sản phẩm ngành lâm sản Việt Nam đã chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu thì không đáng ngại, tuy nhiên toàn ngành cũng phải tự củng cố nội lực.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cũng bày tỏ quan điểm để phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững cần sự quan tâm thích đáng cho câu chuyện giống cây lâm nghiệp.
Ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An phân tích: Một trong những thành công của ngành nông nghiệp thời gian qua là do công tác giống nhưng làm giống lâm nghiệp còn khó hơn giống cây nông nghiệp gấp nhiều lần.
Giống cây nông nghiệp chỉ cần vài năm là có thể hoàn thành công tác khảo nghiệm để được công nhận giống nhưng với giống cây lâm nghiệp thời gian có thể phải tính bằng 10 năm, 20 năm, thậm chí là cả trăm năm.
Đồng quan điểm, GS. Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp nhấn mạnh, phải ưu tiên một cách có trọng điểm cho khâu giống lâm nghiệp, vốn là lĩnh vực còn nhiều hạn chế của ngành. “Chúng ta hoàn toàn có thể nhập khẩu công nghệ hiện đại từ nước ngoài để phục vụ sản xuất nhưng phải làm chủ trong lĩnh vực giống lâm nghiệp”, ông Chứ nói.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/4/2021 nêu rõ mục tiêu cụ thể về kinh tế là: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp: 5,0% đến 5,5%/năm; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản: 18-20 tỷ USD vào năm 2025; 23-25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, đạt trên 6 tỷ USD vào năm 2030. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ hiệu quả phòng vệ thương mại
16:17 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics