Tăng trưởng “phi mã” của ngành làm đẹp tại Việt Nam
Tại Diễn đàn: "Vị thế thương hiệu ngành làm đẹp và mỹ phẩm tại Việt Nam: Cơ hội - thách thức” do báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thẩm mỹ đã mổ xẻ những thuận lợi cũng như khó khăn.
Năm 2018 doanh thu từ ngành làm đẹp, thẩm mỹ lên tới con số 2,3 tỷ USD. |
Theo các chuyên gia, trong vài năm gần đây, ngành công nghiệp làm đẹp nói chung và ngành mỹ phẩm nói riêng được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh. Báo cáo của Global Welness Institute (Tổ chức Giám sát Kinh tế sức khỏe toàn cầu) cho thấy, giai đoạn 2015-2017 ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn cầu tăng trưởng 12,8%, từ 3.700 tỷ lên 4.200 tỷ USD (6,4%/năm). Mức chi tiêu khoảng 4.200 tỷ USD, lớn hơn một nửa so với tổng chi y tế là 7.300 tỷ USD.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dù khởi đầu chậm hơn so với các quốc gia khác, nhưng ngành mỹ phẩm Việt Nam đã có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Thống kê cho thấy, năm 2016 doanh thu từ mỹ phẩm đạt trên 1,2 tỷ USD, năm 2018 con số này đã là 2,3 tỷ USD. Với mức tăng trưởng mỗi năm lên đến trên 20% cùng dân số xấp xỉ 100 triệu người, chắc chắn doanh thu trong lĩnh vực mỹ phẩm sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Châu Á là thị trường làm đẹp thuộc top tăng trưởng nhanh chỉ sau châu Âu. Riêng tại Việt Nam, những năm gần đây những nhãn hàng mỹ phẩm, thẩm mỹ viện, spa ồ ạt mọc lên và ý thức làm đẹp cũng gia tăng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên và trung niên, những người có thu nhập trung bình khá. Theo dự báo, thị trường làm đẹp nói chung và mỹ phẩm nói riêng sẽ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Từ thực tế kinh doanh, bà Đặng Thị Xuân Hương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đào tạo và Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam khẳng định chính sự phát triển quá nhanh của dịch vụ thẩm mỹ kéo theo hàng loạt vấn đề đặt ra.
“Đó là tình trạng nhà nhà mở cơ sở thẩm mỹ, mở spa. Điều đáng nói, các cơ sở này chỉ được cấp phép làm đẹp không xâm lấn, nhưng họ lại quảng cáo và thực hiện nhiều dịch vụ như nâng mũi, nâng ngực, phẫu thuật thẩm mỹ hoặc thẩm mỹ chui…”, bà Hương nói.
Theo bà Hương, các cơ sở này không có y bác sỹ mà chỉ có kỹ thuật viên đào tạo sơ sài trong vài ba tháng. Còn khách hàng chủ yếu là phụ nữ lại tin theo quảng cáo, sẵn sàng thực hiện kỹ thuật xâm lấn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và không ít trường hợp đã phải đến các bệnh viện chuyên khoa để cấp cứu điều trị. Thậm chí, có trường hợp đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Về nguyên nhân của tình trạng này, theo phân tích của bà Hương, một phần cũng do chính quyền địa phương buông lỏng công tác quản lý, còn các cơ sở làm đẹp thì vì lợi nhuận mà bất chấp hậu quả, trong khi người dân thì không thể kiểm tra được cơ sở đó có được cấp phép thực hiện các dịch vụ xâm lấn hay không.
Ý kiến của bà Nguyễn Thị Bình, Tổng giám đốc CTCP Giáo dục Đào tạo &Thương mại Quốc tế cho rằng, bản thân các DN làm nghề thẩm mỹ, làm đẹp cần thật sự chú trọng vào cơ sở vật chất như phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ theo đúng quy định của Bộ Y tế để tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
"Hiện nay vẫn còn rất nhiều cơ sở trôi nổi không giấy phép còn tồn tại, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người tiêu dùng cũng như uy tín của các doanh nghiệp làm thẩm mỹ, mỹ phẩm tại Việt Nam", bà Bình nêu.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng hoạt động của các DN Việt, các chuyên gia cho rằng cần có các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế cho các kỹ thuật viên; đồng thời các DN phải đảm bảo các kỹ thuật viên có đủ các chứng chỉ y tế quan trọng như phòng chống lây nhiễm, tạo hình một cách bài bản.
Bà Winnie Nguyễn, chuyên gia ngành làm đẹp tại Hồng Kông khẳng định, năm 2019 cũng như thời gian sắp tới sẽ là “thời điểm vàng” của ngành spa cũng như ngành chăm sóc sắc đẹp. Dự báo, mỗi năm sẽ có thêm 2.000 spa mở mới để đáp ứng nhu cầu của người dân, tương ứng với hàng chục nghìn vị trí tuyển dụng đang thiếu.
Tuy nhiên, cũng theo bà Winnie Nguyễn, nhiều cơ sở ra đời và hoạt động còn sai quy định, thiếu sự quản lý về chất lượng. Nhân lực trong ngành làm đẹp chủ yếu học nghề theo hình thức, vừa học vừa làm.
Chưa kể, một số cơ sở đào tạo không có sự cho phép của cơ quan chức năng vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguy hiểm hơn, hiện các chủ spa đang làm công việc thay cho bác sỹ thẩm mỹ mà chưa được đào tạo chính quy, chưa qua bất kỳ một trường lớp nào.
Tin liên quan
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
10:48 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Tạm giữ xe ô tô chở đầy xe đạp điện vi phạm
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
Khởi tố 3 đối tượng về tội buôn bán hơn 30.000 bao thuốc lá nhập lậu
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics