Tăng tốc gỡ “thẻ vàng” IUU tháo “nút thắt” xuất khẩu hải sản sang EU
Ngư dân thu hoạch cá ngừ đại dương. Ảnh: TTXVN |
Vị thế thị trường EU ngày càng mờ nhạt
"Với sản phẩm hải sản khai thác trong 9 tháng đầu năm nay, EU chỉ chiếm 8% tổng giá trị XK của Việt Nam. So với các thị trường và nhóm thị trường chính NK hải sản khai thác của Việt Nam, thị trường EU chiếm tỷ trọng thấp nhất", Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá.
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo (VASEP) cho biết: ảnh hưởng của "thẻ vàng" IUU tới XK hải sản càng rõ nét trong năm nay khi xung đột Nga – Ukraine khiến cho giá xăng dầu tăng vọt, ngư dân các tỉnh ven biển không thể ra khơi. Dù giá trị XK hải sản sang EU vẫn tăng nhưng trong cả “bức tranh” XK thuỷ sản nói chung và hải sản nói riêng của Việt Nam, vị thế của EU ngày càng mờ nhạt, thu hẹp, chủ yếu vì ảnh hưởng của “thẻ vàng” IUU.
Thực hiện chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng”, phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật. Sau quá trình gián đoạn do dịch Covid-19, từ ngày 19-28/10/2022, Đoàn kiểm tra của EC đã sang kiểm tra thực tế tình hình thực hiện các khuyến nghị tại Việt Nam, tập trung vào kiểm tra thực tế tại cảng cá ở các địa phương. Dự kiến trong 6 tháng tới, Đoàn thanh tra sẽ tiếp tục có chuyến kiểm tra, đánh giá tại Việt Nam. |
Vấn đề gỡ “thẻ vàng” IUU để gỡ khó cho XK hải sản vào thị trường EU ngày càng bức thiết, thậm chí được các đại biểu Quốc hội đem tới Nghị trường trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Đại biểu Lê Anh Tuấn (đoàn Hà Tĩnh) cho rằng, thời gian qua, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng “thẻ vàng” IUU vẫn chưa được gỡ bỏ. Thậm chí, các vụ việc vi phạm gần đây của tàu cá Việt Nam ở một số vùng biển có thể dẫn đến việc Ủy ban châu Âu (EC) sử dụng “thẻ đỏ”.
Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm
Liên quan tới vấn đề gỡ “thẻ vàng” IUU, từ ngày 19-28/10 vừa qua, Đoàn thanh tra của EC đã sang kiểm tra thực tế tình hình thực hiện các khuyến nghị tại Việt Nam, tập trung vào kiểm tra thực tế tại cảng cá ở các địa phương.
Theo ông Roberto Cesari, Trưởng Bộ phận IUU, Tổng Vụ các vấn đề về biển và thủy sản (EC), Trưởng đoàn thanh tra ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc huy động cả hệ thống chính trị thực hiện các biện pháp quyết liệt, bài bản chống khai thác IUU thời gian qua. Qua thực tế kiểm tra ngẫu nhiên tại các địa phương ven biển, đoàn công tác đã chứng kiến những tiến bộ, cải thiện đáng kể trong triển khai thực hiện chống IUU. Đoàn cũng ghi nhận những bước tiến lớn trong việc minh bạch thông tin, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nghề cá tại 28 địa phương có biển.
Dù Việt Nam đã có sự quyết liệt ở cấp Trung ương, ban hành nhiều quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để chống khai thác IUU, nhưng theo Đoàn thanh tra, việc triển khai thực hiện ở cấp cơ sở vẫn còn yếu. Chống khai thác IUU là ưu tiên ngày càng cao trong chương trình nghị sự của EU. Với cách tiếp cận không khoan nhượng với khai thác IUU, EU coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác của cả khối và từng quốc gia thành viên với các nước đối tác.
“Trong thời gian tới, Việt Nam cần có cơ chế giám sát hiệu quả với những quy định pháp lý chặt chẽ, đảm bảo thực thi nhất quán, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; nâng cao chế tài, đảm bảo đủ sức răn đe, xử phạt nghiêm mọi vi phạm. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có kế hoạch quản lý nguồn lợi thủy sản tổng thể, kiểm soát chặt chẽ việc NK nguyên liệu thủy sản để chế biến XK; chấm dứt hẳn tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài”, ông Roberto Cesari nhấn mạnh.
Xung quanh nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU, đặc biệt là giải quyết vấn đề tàu cá khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài, ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: quá trình theo dõi tàu cá Việt Nam vi phạm tại vùng biển nước ngoài trong 10 năm qua cho thấy, đa phần khi tàu cá vi phạm nguyên nhân chính xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ tàu cũng như thuyền trưởng. Đáng chú ý thời gian gần đây, diễn biến vi phạm có nhiều vấn đề phức tạp hơn. Có những tàu cá đã tháo thiết bị hành trình ra để lắp đặt vào tàu khác. Ngoài ra, có trường hợp chủ tàu mua 1 tàu cũ, đăng ký tại cảng, có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, khi tàu đi đánh bắt vi phạm tại vùng biển nước ngoài lại là tàu khác.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Hiện vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Thời gian tới phải kiên quyết chấm dứt theo đúng cam kết với EC. Bộ NN&PTNT đã giao Tổng cục Thủy sản rà soát, tàu nào ngắt kết nối kiên quyết cho dừng lại, xử phạt thật nghiêm. Bộ cũng chỉ đạo phải kết nối từ Trung tâm Thông tin của Tổng cục Thủy sản gắn kết với các cảng cá và đội tàu để quản lý chặt chẽ hơn”.
Riêng ở góc độ xử lý vi phạm hành chính, theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, thực tế là có tỉnh xử lý rất nghiêm như Kiên Giang, Cà Mau; song có tỉnh chỉ lập biên bản mà chưa xử lý. Điều này có thể dẫn tới tình trạng, tàu ở tỉnh bị phạt nặng lại chuyển sang địa phương phạt nhẹ để khai thác. Do vậy, việc xử lý vi phạm hành chính phải làm nghiêm túc, ở tất cả các tỉnh thành.
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
09:09 | 18/11/2024 Xe - Công nghệ
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics