Tăng lương, kỳ vọng không tăng giá
Tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% cho người lao động từ 1/7/2022 | |
Đã đến lúc tăng lương tối thiểu vùng? | |
Khảo sát tiền lương 2.000 doanh nghiệp để xem xét tăng lương tối thiểu vùng 2023 |
Nhiều người lao động đã bắt đầu lo việc giá cả hàng hóa sẽ “té nước theo mưa” nhân dịp tăng lương này. Ảnh minh họa: Thu Dịu. |
Tăng thêm 6%
Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động vừa được ban hành, tiền lương tối thiểu vùng sẽ được tăng thêm 6%, tương ứng tăng từ 180.000 - 260.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành. Trong đó mức lương tối thiểu tháng được quy định theo 4 vùng, bao gồm: vùng 1 tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng; vùng 4 tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng 1 là 22.500 đồng/giờ; vùng 2 là 20.000 đồng/giờ; vùng 3 là 17.500 đồng/giờ; vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.
Đáng chú ý, Nghị định cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng. Mức lương này được chi trả bảo đảm theo công việc hoặc chức danh khi người lao động làm việc đủ thời gian hoặc hoàn thành định mức lao động, công việc đã thỏa thuận.
Đánh giá về mức tăng lương này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh lương tối thiểu thực hiện từ ngày 1/7/2022 là rất cần thiết thể hiện sự quan tâm sát sao, kịp thời của Nhà nước tới việc chăm lo đời sống của người lao động, nhất là sau hơn 2 năm bị tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Mức điều chỉnh lương tối thiểu không cao (tăng 6%), cũng chỉ bảo đảm bù đắp và có cải thiện hơn một chút so với mức sống tối thiểu của người lao động; đa số các doanh nghiệp hiện đều trả cao hơn mức lương tối thiểu này nên về cơ bản không ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Do đó, việc Chính phủ quy định thực hiện từ 1/7/2022 sẽ đáp ứng được nguyện vọng của người lao động, nhất là trong bối cảnh giá cả đang có xu hướng tăng cao và sẽ góp phần tích cực duy trì sự ổn định quan hệ lao động trong các doanh nghiệp.
Lo “bão giá”
Khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào tháng 4/2022 cho thấy chỉ có khoảng 55% người lao động có tiền lương và thu nhập đủ sống, khoảng 25% phải chi tiêu tằn tiện, 13% không đủ sống ở mức tối thiểu. Trong 2 năm 2020 và 2021, để chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế, lương tối thiểu của người lao động không tăng. Từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu này sẽ được tăng thêm 6%, tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát từ năm 2020 đến nay, nếu tính tổng vào năm 2020 là 2,31%, 2021 là 1,84% và 5 tháng đầu năm nay là 2,25% thì đã vượt quá con số 6%. Với tốc độ tăng giá tiêu dùng trong thời gian vừa qua thì thực tế người lao động giờ đây không chỉ phải làm thêm giờ mà phải làm thêm việc, nhiều người lao động sau thời giờ làm công việc chính thức phải làm thêm công việc khác tại nơi làm việc khác với số giờ làm việc dài, vắt kiệt sức khỏe và vượt ra khỏi sự kiểm soát của cơ quan nhà nước.
Đáng chú ý, việc tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động là một tin vui nhưng nhiều người lao động đã bắt đầu lo việc giá cả hàng hóa sẽ “té nước theo mưa”.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, chị Phí Thị Cầu, công nhân lao động tại Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội chia sẻ, tôi hết sức hoan nghênh việc tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 vì điều này sẽ giúp chúng tôi có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống nhưng việc tăng lương này cũng có thể sẽ làm giá cả thực phẩm tăng theo. Bởi việc giá xăng liên tục tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống công nhân, nhất là những gia đình có con nhỏ, vì chi phí sinh hoạt đội lên rất nhiều.
“Mỗi lần đi chợ, giá lại có sự thay đổi, trứng gà giá 30.000 đồng/chục; nay 32.000-33.000 đồng/chục, chai nước mắm có giá 42.000 đồng/chai thì nay 47.000 đồng/chai; đường cát 18.000 - 19.000 đồng/kg lên 21.000-22.000 đồng/kg. Cùng với đó, giá các loại rau, củ, quả cũng tăng vọt. Vì vậy, tôi mong muốn, Chính phủ và các cấp có liên quan có thêm các biện pháp để kiềm chế được giá cả không tăng khi lương tăng”, chị Cầu nói.
Theo đại biểu Phạm Trọng Nhân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 thực sự chưa thể bù đắp được nhiều so với mức tăng của giá cả mà chỉ như là một cơn mưa giải hạn. Thực tế tại tỉnh Bình Dương, địa phương có số lao động làm việc trong các nhà máy cao thứ ba cả nước, tình trạng lương chưa tăng nhưng giá cả đã rục rịch lên làm cho những nỗ lực liên quan đến chính sách về lương ít nhiều giảm đi ý nghĩa, chưa thể giải quyết một cách căn cơ vấn đề nâng cao đời sống cho người lao động.
"Giá cả lương thực hàng hóa, nhu yếu phẩm bày bán quanh khu vực sinh sống của người lao động do người bán lẻ tự quyết nên việc kiểm soát giá cả không hiệu quả. Theo tôi, việc quản lý giá cả hàng hóa cần được quan tâm hơn nữa", ông Nhân cho biết thêm.
Tin liên quan
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đâu là rào cản lớn nhất của người lao động khi làm việc vào giai đoạn cuối năm?
16:56 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics