Tăng điện than, giảm điện năng lượng tái tạo là thụt lùi?
Trình Thủ tướng Quy hoạch điện VIII trong tháng 6/2021 | |
EVN: Cần cơ chế đặc thù để thực hiện Quy hoạch điện VIII | |
Tạm dừng bổ sung quy hoạch dự án điện gió | |
“Vỡ trận” phát triển năng lượng tái tạo |
Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất, công suất điện năng lượng tái tạo bị cắt giảm đáng kể giai đoạn tới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
So với Tờ trình số 1682/TTr-BCT về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch điện VIII mà Bộ Công thương trình Chính phủ ngày 26/3/2021, điểm thay đổi đáng chú ý nhất tại dự thảo lần này là cơ cấu các nguồn điện có sự dịch chuyển đáng kể.
Cụ thể, theo kịch bản cơ sở, với nhiệt điện than, dự kiến đến năm 2030, công suất đạt khoảng 40.650 MW, tăng hơn 3.070 MW so với tờ trình trước. Một nguồn điện khác cũng tăng là thủy điện nhưng không đáng kể với hơn 600 MW. Các loại nguồn tuabin khí hỗn hợp và nhiệt điện khí dùng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) vẫn giữ nguyên (gần 14.800 MW). Điện mặt trời cũng giữ nguyên với mức 18.640 MW.
Ở chiều ngược lại, công suất của điện gió giảm xấp xỉ 4.200 MW, trong đó điện gió ngoài khơi giảm 2.000 MW, tức là về 0 trong tờ trình điều chỉnh. Điện sinh khối và năng lượng tái tạo khác cũng giảm khoảng 2.000 MW.
Phát biểu tại toạ đàm trực tuyến: “Quy hoạch điện VIII: Mở đường hay thắt lại lộ trình chuyển dịch xanh” do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức chiều nay, 16/9/2021, bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh cho biết, dự thảo vẫn “đặt cược” vào điện than trong vòng 10 năm chính của quy hoạch (2021-2030), và tiếp tục kéo dài sự phát triển này sang giai đoạn 2035-2045. Đây là lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro và khó khả thi.
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, dự thảo Quy hoạch điện VIII sẽ “thắt lại” lộ trình chuyển dịch xanh.
Việt Nam đang rất nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính, song dự thảo Quy hoạch điện VIII lại tăng công suất điện than và cắt giảm năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Điều này sẽ gây ra nhiều tác động, hệ luỵ.
“Chúng ta không nên nhận định đơn thuần về mặt kỹ thuật, kinh tế năng lượng, mà phải đánh giá trên phương diện rộng hơn. Vừa qua, Nghị viện châu Âu đã biểu quyết, ủng hộ ý tưởng áp thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là bước đi đầu tiên trong việc tạo lập một tiêu chuẩn kỹ thuật mới mẻ mà các nước xuất khẩu hàng hoá vào châu Âu, trong đó Việt Nam sẽ phải quan tâm”, ông Lê Anh Tuấn nói.
Nếu hàng hoá của Việt Nam bị đối tác định giá lượng khí thải quá cao (từ việc sử dụng năng lượng không thân thiện với môi trường) sẽ bị buộc phải trả một khoản tiền tương ứng khi đưa hàng hoá đó qua biên giới vào châu Âu.
Liên quan tới góc độ này, ông Mai Văn Trung, Phó Chủ tịch phát triển dự án Công ty Nami Energy cho biết, đa số doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay phải đối mặt với thách thức về tỷ trọng sử dụng điện sạch trong tổng công suất sử dụng điện chung đối với các sản phẩm xuất khẩu.
Thời gian tới, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ bị áp trần nhất định, có nghĩa là các nhãn hàng lớn áp đặt tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo trong sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu. Chính vì vậy, trong Quy hoạch điện VIII cần ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Cho rằng Quy hoạch điện VIII đã cố gắng sửa chữa những khuyết điểm từ Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, song đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam nhấn mạnh, điều cần hết sức cân nhắc là câu chuyện phát triển điện than.
Khi xây dựng dự thảo Quy hoạch điện VIII cần phải bám sát vào Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
“Theo dự thảo vừa công bố, có thể thấy rằng điện than được “ưu ái” hơn năng lượng tái tạo. Tôi cho rằng điều này không hợp với xu thế. Bởi điện than phụ thuộc vào vấn đề nhập khẩu rất nhiều, khó tiếp cận nguồn tài chính, gây ra những hệ luỵ về ô nhiễm môi trường”, ông Huân nói.
Dù vậy, ông Huân cũng nêu rõ, không thể ngay lập tức cắt giảm điện than, phải có lộ trình giảm trong thời gian tới; phải tìm cách tháo gỡ dựa trên sự cân đối về hệ thống điều độ, vận hành, nâng công suất mạng lưới, hay các giải pháp về lưu trữ...
Tin liên quan
Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG
20:57 | 07/12/2023 Kinh tế
Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Xin chia sẻ khó khăn" với doanh nghiệp và người dân vì thiếu điện
21:15 | 03/06/2023 Kinh tế
Quy hoạch điện VIII mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng
20:44 | 19/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics