Tăng cường cho vay hỗ trợ doanh nghiệp song vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống
“Liều thuốc” kịp thời cho doanh nghiệp trong đại dịch | |
Chuyên gia bày cách quản trị dòng tiền trong đại dịch | |
Bảo lãnh tín dụng có lấp đầy “khoảng cách" tiếp cận vốn ngân hàng? |
Cụ thể, Hiệp hội đã đồng hành cùng các TCHV trong quá trình triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, ghi nhận một số vướng mắc của các TCHV và đã có văn bản đề xuất với, các bộ, ngành liên quan để kịp thời có những biện pháp tháo gỡ.
Để phát huy hiệu quả của các nỗ lực chia sẻ, hỗ trợ với doanh nghiệp, với cộng đồng, góp phần nhanh chóng giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với nền kinh tế, Hiệp hội Ngân hàng đã đề nghị các TCHV là các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai quyết liệt các chính sách, giải pháp của Chính phủ, của ngành Ngân hàng và của từng TCHV, tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, nâng cao tính kịp thời, hiệu quả của các gói hỗ trợ cho vay khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Khẩn trương hoàn thiện quy chế, quy trình nội bộ để hướng dẫn cho các chi nhánh và đơn vị trực thuộc có liên quan và thông báo công khai các đối tượng, tiêu chí cụ thể cho khách hàng biết để thống nhất thực hiện. Tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ.
Thứ hai, chỉ đạo các chi nhánh và đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp với các ngân hàng bạn, các cơ quan, ban, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn để nắm chắc tình hình khách hàng, xác định và hỗ trợ đúng đối tượng, bảo đảm sự thống nhất cho việc thực thi chính sách tránh việc lợi dụng chính sách, để lại hệ quả phải giải quyết sau này.
Thứ ba, tăng cường các biện pháp điều chỉnh cần thiết trong nội bộ cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, chú trọng các biện pháp tiết giảm chi phí hướng tới việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, góp phần giảm mặt bằng lãi suất chung trên thị trường. Đề ra các biện pháp đối phó và xử lý đối với nợ xấu gia tăng, bảo đảm an toàn hoạt động.
Thứ tư,các TCTD cần đẩy mạnh quan tâm hơn nữa công tác truyền thông, kịp thời phản ánh thông tin những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, góp ý cơ chế, chính sách cho Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Với hàng loạt chính sách và giải pháp ngành Ngân hàng triển khai, tới nay kết quả thực hiện của các tổ chức hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đạt được ra sao, thưa ông?
Có thể thấy, các ngân hàng đang tích cực triển khai các gói cho vay mới với lãi suất ưu đãi. Theo số liệu của NHNN, quy mô của gói tín dụng này hiện đã lên tới khoảng 650.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với mức đăng ký ban đầu với lãi suất cho vay thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi dịch xảy ra khoảng từ 1-2%. Đến nay, đã có 147.637 khách hàng được vay với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/1/2020 đạt khoảng 553.000 tỷ đồng.
Các ngân hàng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 170.746 khách hàng với số dư nợ 128.210 tỷ đồng; Miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 14.372 khách hàng với dư nợ 28.441 tỷ đồng; Hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 318.528 khách hàng với dư nợ là 980.163 tỷ đồng và mức hạ lãi suất phổ biến từ 0,5-2%. Thậm chí có một số TCTD đã hạ lãi suất cho vay từ 2,5% lên tới 4%/năm so với trước khi có dịch.
Các TCHV của HHNH đã thực hiện chính sách miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng. Nhiều loại phí được giảm từ 75-100% mức phí thu cũ. Kết quả, theo thống kê sơ bộ đến tháng 3/2020 đã có 44 ngân hàng đã thực hiện miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng với tổng số tiền giảm khoảng 560 tỷ đồng. Ước tính số phí giảm năm 2020 lên đến trên 1000 tỷ đồng.
Ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất trách nhiệm trong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, thế nhưng đâu đó vẫn đang còn có ý kiến của khách hàng về khó khăn trong tiếp cận vốn vay, ông có chia sẻ gì về vấn đề này?
Theo tôi, cần hiểu đúng các gói tín dụng như gói 300 nghìn tỷ đồng không phải gói cứu trợ kinh tế được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mà là gói tín dụng thông thường, lấy từ nguồn tiền gửi của người dân và doanh nghiệp, tổ chức đang gửi tại ngân hàng và các ngân hàng phải trả lãi suất huy động để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thểbị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Vì thế,cơ chế, quy trình cho vay cũng phải thực hiện theo các quy định hiện hành, nhưng áp dụng lãi suất ưu đãi hơn mức lãi suất cho vay thông thường tùy chính sách và năng lực của từng ngân hàng.
Các gói tín dụng hỗ trợ này là sự chia sẻ lợi nhuận của ngân hàng dành cho khách hàng và ngân hàng phải chú ý đến khả năng doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả thì sẽ dẫn đến nợ xấu.
Tôi cũng muốn nói rõ hơn để các khách hàng hiểu và thông cảm hơn cho các ngân hàng. Bởi số lượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cần được hỗ trợ cơ cấu nợ theo Thông tư 01 rất lớn, kèm theo việc phải xử lý, thu thập hồ sơ để đánh giá, thẩm địnhkhi thực hiện cơ cấu nợ,bảo đảm tuân thủ quyđịnhtạo nên những áp lực, gánh nặng rất lớn đối với các TCTD; đặc biệt là đối với các ngân hàng tập trung vào phân khúc bán lẻ, các khoản vay nhỏ của khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ... số lượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cần được cơ cấu nợ càng lớn. Trong khi đó, số lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng không tăng lên và phải bảo đảm thực hiện các yêu cầu “giãn cách xã hội” của Chính phủ, cũng khó khăn cho các TCTD trong việc thực hiện các công việc cần thiết để cơ cấu nợ cho số lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng để các giải pháp hỗ trợ vốn đến nhanh và nhiều hơn tới những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì ngân hàng nên nới lỏng các điều kiện cho vay. Theo ông, ngân hàng có nên hạ chuẩn cho vay không?Vì sao?
Toàn ngành ngân hàng và từng tổ chức hội viên HHNH đều quán triệt tinh thần nỗ lực chia sẻ, hỗ trợ với doanh nghiệp, cộng đồng, góp phần nhanh chóng giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với nền kinh tế.
Trong khả năng của mình các TCHV đã và đang nỗ lực đơn giản hóa nhất có thể các thủ tục nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo sẽ xử lý các chi nhánh, cán bộ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, chậm trễ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, HHNH hoàn toàn thống nhất với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước về việc khẳng định không cho vay “dưới chuẩn” nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn hoạt độngcủa ngân hàng.
Điều này đã được Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh tại Hội nghị về tăng cường hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm khắc phục khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 ngày 22/4/2020.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics