Tăng cường các giải pháp phòng chống tham nhũng trong ngành Tài chính
Cải cách, hiện đại hóa là một trong những giải pháp then chốt để phòng, chống tham nhũng của ngành Tài chính. Ảnh: Thùy Linh |
Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu
Theo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Trần Huy Trường, để đẩy mạnh công tác PCTN, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành triển khai thực hiện nghiêm Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ sửa đổi một số điều Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình quản lý, phụ trách và các văn bản của Bộ Tài chính về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; chế độ trách nhiệm hành chính của thủ trưởng các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/BCS ngày 3/4/2018 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý cán bộ và trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị trong thực thi công vụ.
Để có thể hạn chế tối đa “điều kiện” cho tham nhũng xuất hiện, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới khoa học công nghệ. Riêng năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành 14 Quyết định công bố bãi bỏ 37 thủ tục hành chính (TTHC); sửa đổi, bổ sung, thay thế 60 TTHC trong các lĩnh vực: hải quan, kho bạc, công sản, thuế và kế toán kiểm toán, quản lý nợ thuế. Cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC vẫn được vận hành ổn định, hiệu quả. Cả năm, bộ phận Một cửa của Bộ Tài chính đã tiếp nhận 1.136 hồ sơ TTHC thuộc 5 lĩnh vực (bảo hiểm, kế toán - kiểm toán, tin học, giá, tài chính ngân hàng) và đã trả kết quả cho cá nhân, tổ chức 808 hồ sơ đảm bảo đúng hạn; số hồ sơ đang giải quyết trong hạn là 328 hồ sơ, không có hồ sơ quá hạn.
Bộ Tài chính cũng đã trình các cấp thực hiện cắt giảm và đơn giản hoá 163/190 điều kiện thuộc 20 ngành nghề kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư. Theo đó, tổng số điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính còn hiệu lực hiện nay là 290 điều kiện thuộc 20 ngành, nghề kinh doanh. Hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh và được xác định là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, để tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, 100% thủ tục hành chính của Bộ Tài chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ Tài chính đạt tỷ lệ rất cao, gần 60%.
Phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm
Để nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh PCTN, khắc phục những hạn chế yếu kém, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này, Bộ Tài chính đã hoạch định rõ những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong lĩnh vực này.
Cụ thể, tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp giữa Thanh tra Bộ Tài chính với các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính trong việc triển khai các cuộc thanh tra theo chuyên đề, thanh tra diện rộng nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm và kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách chưa phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác giám sát đối tượng, thông qua hệ thống phân tích rủi ro, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính để chủ động cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, cũng như phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính năm sau được kịp thời và đúng đối tượng.
Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng định hướng thanh tra ngành Tài chính đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành của Bộ Tài chính và định hướng ngành Thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành; tăng cường phối hợp giữa Thanh tra Bộ Tài chính với các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra tài chính; phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong nội bộ ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan chức năng khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Cùng với đó, tiếp tục chú trọng thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hải quan và trong toàn ngành Tài chính; đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý rủi ro và các phần mềm phân tích, phân loại đối tượng nộp thuế, kê khai hải quan theo mức độ rủi ro nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm mới của đối tượng, qua đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chống các hành vi gian lận thương mại.
Một điểm cần lưu ý nữa là tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, kiểm tra tài chính trong sạch, vững mạnh, có tâm, có tầm, có khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới; tăng cường đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng thanh tra góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra tài chính; thực hiện hiệu quả kiểm soát tài sản thu nhập và các quy định về kê khai, công khai tài sản, thu nhập, giải trình thu nhập bất minh; xác minh, làm rõ, xử lý kịp thời đối với những cán bộ, công chức có hành vi liên quan đến tham nhũng, tiêu cực.
Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, giám sát người đứng đầu đơn vị trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện các kết luận, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện các quy định, quy chế về công tác tổ chức cán bộ, nhất là trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với thủ trưởng các đơn vị để xảy ra sai phạm, cá nhân công chức có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, thiếu dân chủ và có sai phạm trong công tác quản lý cán bộ.
Thống kê trong năm 2020, toàn ngành Tài chính có 7 trường hợp người đứng đầu các bộ phận bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, đã bị áp dụng hình thức kỷ luật phê bình và khiển trách; đồng thời Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế tiến hành kiểm điểm trách nhiệm xử lý vi phạm các cán bộ liên quan mua gạo dự trữ 4 tháng đầu năm 2020 và đoàn kiểm tra thuế, hải quan tại Bắc Ninh theo kết luận của Thanh tra Bộ Tài Chính. |
Tin liên quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK