Tăng 50% lượng hàng hoá, sẵn sàng cung ứng cả khi dịch bùng mạnh vào Tết
Người tiêu dùng sẽ có xu hướng chỉ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng cơ bản như: Hàng tươi sống, thực phẩm thiết yếu... Ảnh: Kim Ngân |
Sức mua không tăng, bình ổn giá
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập của nhiều bộ phân người dân nhìn chung đều giảm. Dự kiến, sức mua trong các tháng cuối năm nay sẽ không tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022.
Hiện, các địa phương cũng đang triển khai xây dựng các chương trình bình ổn thị trường, chỉ đạo doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa thực hiện dự trữ hàng hóa nhằm bình ổn thị trường các tháng cuối năm và Tết Nguyên đán.
“Các nhà bán lẻ, siêu thị đều tăng hàng cung ứng, dự trữ (tăng 20-30% so với ngày thường) nên về cơ bản sẽ vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, giá cả cơ bản ổn định”, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết.
Từ góc độ doanh nghiệp bán lẻ, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Hải quan Online, bà Tạ Thị Minh Hợp, Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ VinMart/VinMart+ đưa ra dự báo, sức mua Tết Nhâm Dần 2022 thậm chí sẽ giảm nhẹ so với cùng kỳ Tết 2021.
Ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người bị giảm thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp cao dẫn đến khách hàng thắt chặt chi tiêu. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng chỉ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng cơ bản như: Hàng tươi sống, thực phẩm thiết yếu và một số mặt hàng có tính thời vụ như bánh kẹo, bia, nước giải khát, rượu,…phục vụ việc đón Tết.
“Đảm bảo cung ứng đầy đủ và đa dạng hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, chúng tôi đã làm việc với các nhà cung ứng lớn ngay từ thời điểm tháng 9/2021 và tháng 10/2021, chốt sản lượng cho tất cả các mặt hàng chủ lực. Lượng hàng hoá hệ thống VinMart/VinMart+ chuẩn bị cho giai đoạn Tết tăng 40% - 50% so với lượng bán bình quân”, bà Hợp nhấn mạnh.
Tương tự, ông Nguyễn Thái Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH Bán lẻ BRG cho biết, để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, doanh nghiệp đã phối hợp với các nhà cung cấp dự báo sản lượng tiêu thụ và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết tăng gấp 2-3 lần các tháng trong năm, đảm bảo nhu cầu của khách hàng, bình ổn giá.
“Từ nay đến Tết Nguyên đán, doanh nghiệp còn thực hiện nhiều hoạt động khuyến mại cuối năm nhằm kích cầu mua sắm với các mức giảm giá lên tới 50%, mua 1 tặng 1 đi kèm các quà tặng hấp dẫn”, ông Nguyễn Thái Dũng nói.
Đảm bảo hàng hoá trước mọi cấp độ dịch
Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước. Bộ Công Thương cũng đã tính đến phương án ứng phó trong trường hợp dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng vào đúng dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Theo Vụ Thị trường trong nước, dịch Covid-19 đã bùng phát trên diện rộng và nặng nề tại nhiều địa phương trên cả nước từ đầu tháng 5/2021 đến nay, nhất là các tỉnh phía Nam.
Hiện nay, các nhà bán lẻ, siêu thị đều tăng hàng cung ứng, dự trữ (tăng 20-30% so với ngày thường) nên về cơ bản sẽ vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng dịp Tết, giá cả ổn định. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Trong thời gian đó, các địa phương kịp thời ứng phó tốt. Công tác cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cơ bản đảm bảo, chỉ xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng cục bộ tại một số địa phương và tại một số thời điểm khi dịch bệnh diễn biến nhanh, người dân đổ xô đi mua tích trữ thực phẩm.
Do vậy, trong trường hợp dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng vào đúng dịp Tết Nguyên đán 2022, về cơ bản các địa phương, doanh nghiệp, kể cả người dân đều đã có kinh nghiệm, kế hoạch trong công tác bảo đảm cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương chủ động tham mưu cho UBND tỉnh các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa theo các cấp diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn; có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân.
“Hiện nay, tại các tỉnh, thành phố trên cả nước… đều đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm dự trữ các loại hàng hóa lương thực, thực phẩm cần thiết trước mọi cấp độ và diễn biến của dịch Covid-19”, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước khẳng định.
Ở góc độ địa phương, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh: “Trong trường hợp cần thiết, khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận, huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động; đồng thời chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu…”.
Tin liên quan
Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
07:53 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết
13:14 | 29/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo SJC đảm bảo gia công vàng miếng, bình ổn thị trường
09:28 | 05/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics