Tận dụng lợi thế để tăng xuất khẩu rau quả vào các thị trường gần
Rộng đường cho rau quả xuất khẩu Khởi đầu ấn tượng, xuất khẩu rau quả tăng trưởng 3 con số |
Dư địa xuất khẩu của trái cây Việt Nam còn rất lớn. Ảnh: N.H |
Dư địa tăng trưởng lớn
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu ha với khoảng 50 loại quả, gồm các loại quả ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trong đó, các loại quả nhiệt đới có lợi thế lớn về xuất khẩu. Bên cạnh thị trường truyền thống và lớn nhất về xuất khẩu của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 65%), rau quả Việt Nam cũng đã thâm nhập được vào nhiều thị trường lớn, khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan… với giá trị xuất khẩu cao.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản đánh giá, bên cạnh lợi thế từ 17 Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, chất lượng các sản phẩm rau quả của Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt các quy định ngày càng nâng lên của các thị trường về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật.
Năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam lập kỷ lục với giá trị khoảng 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022. Đặc biệt, xuất khẩu sầu riêng ghi nhận sự tăng trưởng bứt phá, vượt qua thanh long vươn lên vị trí số 1 với khoảng 2,2 tỷ USD, tăng hơn 5 lần so với năm 2022.
TS Lê Thị Mai Anh, Trưởng phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương dự báo, với xu hướng tăng trưởng đã có được từ năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2024, dự kiến sẽ đạt khoảng 6,5 - 7 tỷ USD nếu tận dụng tốt các cơ hội đang có. Trong đó, bà Mai Anh dự báo, tại các thị trường khó tính mà Việt Nam đã thâm nhập được, sản lượng xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng lên. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2 - 3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả thế giới, nên dư địa tăng trưởng hiện vẫn còn rất lớn.
“Việc thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính đã khẳng định vị thế và chất lượng của rau quả Việt Nam, điều này cũng đồng nghĩa với việc rau quả Việt Nam sẽ tiếp tục chinh phục được thêm nhiều thị trường khác” – bà Mai Anh đánh giá. Cụ thể, Mỹ đã mở cửa cho trái bưởi, dừa; New Zealand mở cửa cho chanh, bưởi; Nhật Bản nhập khẩu thanh long, xoài, vải, nhãn; EU nhập khẩu chuối, sầu riêng, dừa, nhãn, rau gia vị; Trung Quốc mở cửa nhập khẩu sầu riêng chính ngạch của Việt Nam… Đây là những bước tiến thể hiện sự khơi thông thị trường và thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới.
Tận dụng lợi thế từ thị trường gần
Tại khu vực châu Á, bên cạnh thị trường Trung Quốc đã và đang có sự tăng trưởng rất lớn về xuất khẩu rau quả, bà Mai Anh đặc biệt đánh giá cao lợi thế của thị trường ASEAN. “Nếu gộp chung các nước ASEAN thành một thị trường chung, thì ASEAN hiện đang là thị trường lớn thứ 2 của rau quả Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc” – bà Mai Anh cho biết. Trong khi đó, thị trường này có rất nhiều ưu điểm đối với rau quả Việt Nam như vị trí địa lý gần, thuận tiện về logistics, thời gian vận chuyển nhanh giúp giảm chi phí vận chuyển cũng như giảm thiểu rủi ro về chất lượng hàng hóa… Ngoài ra, theo Hiệp định ATIGA, hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với ASEAN chỉ ở mức 0 – 5%, thấp hơn rất nhiều so với các thị trường khác.
Bà Mai Anh cũng chỉ ra rằng, từ ASEAN, Việt Nam lại có thêm những thị trường đối tác rất rộng lớn thông qua các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ. Một điểm đặc biệt nữa là ASEAN không phải thị trường khó tính nên sẽ là nơi để các DN kiểm tra độ thích nghi của sản phẩm, từ đó làm bàn đạp để tiến sang các thị trường khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này, thị trường ASEAN cũng có sự canh tranh khá gay gắt do có cơ cấu khá tương đồng với Việt Nam. Vì vậy, bà Mai Anh cho rằng, nếu DN chỉ tập trung xuất khẩu trái cây tươi thì có thể sẽ không đạt được kỳ vọng. Song nếu DN tập trung tìm hiểu cụ thể từng thị trường về thị hiếu, thói quen tiêu dùng thì có thể đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau, củ, quả chế biến.
Điển hình như thị trường Thái Lan, bà Mai Anh cho biết, các sản phẩm chế biến, rau củ quả sấy chính là nhóm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam sang Thái Lan. Người tiêu dùng Thái Lan có thói quen lựa chọn sản phẩm chế biến sẵn, tiện lợi, bao bì mẫu mã đẹp… Nếu các DN chú ý tìm hiểu và đáp ứng được xu hướng này thì sẽ có thể đẩy mạnh các sản phẩm chế biến sang Thái Lan.
Mới đây, trong khuôn khổ Triển lãm và hội nghị Quốc tế về công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa, quả - Hortex Vietnam 2024, Ban tổ chức Hortex Vietnam và Phòng Thương mại Chanthaburi (Thái Lan) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm rau, hoa, quả. Theo đó, Ngài Ukrit Wongthongsalee, Chủ tịch Phòng Thương mại Chanthaburi khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất khẩu tại Việt Nam tham gia sự kiện Fruit Innovation Fair (FiF) và các hoạt động quảng bá liên quan tại Thái Lan. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho các sản phẩm rau, hoa, quả Việt Nam tăng cường tiếp cận người tiêu dùng Thái Lan.
Tương tự, với thị trường UAE, ông Trương Xuân Trung, Trưởng cơ quan thương vụ Việt Nam tại UAE, cho biết, do điều kiện tự nhiên đặc thù, UAE chủ yếu phát triển công nghiệp và dịch vụ và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lương thực, thực phẩm nhập khẩu. Đặc biệt, ngoài phục vụ người dân trong nước, UAE còn là địa điểm trung chuyển, tái xuất khẩu hàng hoá đi các thị trường khác. Do đó, DN xuất khẩu rau quả, nông sản Việt Nam có thể tận dụng thị trường này để tiếp cận các khu vực tiêu thụ rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, để thành công tại thị trường UAE, ông Trung lưu ý rằng người mua hàng UAE thường xuyên cập nhật giá cả và ưu tiên nhập khẩu từ người bán chào giá thấp hơn. Ngoài ra, UAE và khu vực Trung Đông tập trung đông người theo đạo Hồi, nên các sản phẩm thực phẩm và đồ uống khi xuất khẩu vào khu vực này bắt buộc phải có giấy chứng nhận Halal. Đặc biệt cần đàm phán và áp dụng điều khoản thanh toán an toàn nhất khi giao dịch để tránh các rủi ro trong giao thương quốc tế.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi
10:03 | 29/10/2024 Kinh tế
Honda Việt Nam đặt chân vào thị trường xe máy điện và hướng tới xuất khẩu
16:56 | 28/10/2024 Xe - Công nghệ
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK