Tận dụng CPTPP: “Đừng bỏ rơi nông dân”
Nông sản Việt trước “vận hội” FTA thế hệ mới | |
CPTPP tác động tích cực đến xuất khẩu tôm của Việt Nam | |
Cơ hội xuất khẩu cá tra vào 10 nước CPTPP |
Quang cảnh hội thảo |
Hoàn thiện chất lượng hàng xuất khẩu
Phát biểu tại hội thảo “CPTPP: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt” diễn ra sáng nay 2/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, đến nay Việt Nam đã có một số ngành trong nông nghiệp phát triển thuộc hàng đi đầu trên thế giới như: Xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới; gạo thứ 3 thế giới; xuất khẩu thủy sản đứng thứ tư thế giới; xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ 5 thế giới…
Các FTA, trong đó có CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là cơ hội để tăng xuất khẩu, góp phần xây dựng nhiều ngành mũi nhọn hơn nữa cũng như nâng cao giá trị gia tăng của các ngành sản xuất nông nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa: Không phải công nghiệp, nông nghiệp và du lịch mới là mũi nhọn của ngành kinh tế Việt Nam. Tại thị trường CPTPP nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, Việt Nam với xuất phát điểm là nước nông nghiệp, gần như luôn theo sau trong mọi lĩnh vực công nghiệp hóa, số hóa, trí tuệ nhân tạo AI…
“Để phát triển ngành nông nghiệp, tận dụng lợi thế từ CPPP, trước hết, Chính phủ cần ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và phát triển dây chuyền công nghệ, giống, bảo quản, làm sạch nông sản..., qua đó đa dạng hóa và hoàn thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường quốc tế”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.
Cung theo chuyên gia Lê Xuân Nghĩa: Giải pháp còn là tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng từ cơ cấu Chính phủ cho đến doanh nghiệp; cập nhật những tri thức và tiến bộ khoa học công nghệ mới nhất để vực dậy nền tảng quốc gia có truyền thống nông nghiệp như Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ các yếu tố kỷ luật, giám sát sản xuất đồng bộ, đúng quy trình, xây dựng thương hiệu nông sản chất lượng Việt Nam…
Nhấn mạnh vào góc độ thương mại điện tử, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: “Chúng ta đề cập tới nông sản việt nhưng chưa đề cập tới kinh tế số, thương mại điện tử, vì vậy cần phải kết nối 1 chuỗi giá trị để đem lại hiệu quả cho ngành xuất khẩu, đưa Việt nam thành 1 nước phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Bây giờ muốn xuất khẩu mà cứ đi theo con đường truyền thống thì sẽ rất xa so với xu hướng hiện nay. Cơ hội của CPTPP đối với nông sản rất lớn, cho nên hãy đẩy mạnh thương mại điện tử, kinh tế số và chất lượng của hàng nông sản Việt Nam, giảm bớt các thủ tục, giảm bớt chi phí… Như vậy mới có thể đưa được nông sản của chúng ta ra thị trường nước ngoài”.
“Đừng bỏ rơi nông dân”
Đứng từ góc độ DN, ông Trần Mạnh Báo-Chủ tịch HĐQT Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (Thai Binh Seed) nêu quan điểm: Trong số 11 quốc gia tham gia CPTPP, Việt Nam là quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp ở mức thấp nhất. Australia, Nhật Bản hay New Zealand là những nước có nền sản xuất, chăn nuôi phát triển ở trình độ cao và bài bản. Nông nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với nhiều rủi ro lớn liên quan đến biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết...
Nông sản Việt còn nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước CPTPP. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Để tăng tính cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trên “sân chơi” CPTPP, có 3 vấn đề mà Việt Nam cần thay đổi. Một là thay đổi công nghệ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống chế biến, bảo quản nông sản phải đồng bộ để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt mà CPTPP đề ra.
Hai là chú trọng liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp, bên cạnh “liên kết 4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp-PV) mà Chính phủ thường nhắc tới, từ đó thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tạo thành chuỗi dây chuyền sản xuất và xuất khẩu, tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
“Ba là thay đổi cơ chế chính sách nhà nước theo hướng ổn định, hiệu quả và minh bạch. Chính phủ cần phối hợp với doanh nghiệp đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu quốc gia một cách đồng bộ và vững mạnh”
Còn theo ông Nguyễn Đăng Cường- Giám đốc Công ty TNHH Lucavi: “Với CPTPP, cần phải xem xét lại nền nông nghiệp sản xuất của Việt Nam. Đối với đồng bằng sông Hồng, diện tích rất nhỏ lẻ, doanh nghiệp như Lucavi muốn xuất khẩu, muốn liên kết trực tiếp với nhau thì phải tác động thông qua hợp tác xã và doanh nghiệp làm về nông nghiệp xuất khẩu có chế biến. Sự phân tán như vậy tạo nên nhiều yếu kém trong khâu chế biến.
“Người nông dân, doanh nghiệp rất mong Chính phủ cũng như các bộ, ngành có những mô hình, công nghệ chế biến mới để nông dân gắn kết với nhau vượt qua những khó khăn. Bên cạnh đó, muốn hội nhập phải cho chúng tôi những thông tin về hội nhập. Đừng bỏ rơi nông dân, các hộ kinh doanh, hợp tác xã nhỏ, siêu nhỏ... Chúng tôi rất mong, người nông dân được tự quyền khai thác trên chính những mảnh đất của mình”, ông Cường nói.
Với CPTPP, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước CPTPP. Theo đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5-10 năm. Hiệp định CPTPP mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. |
Tin liên quan
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Hơn 21.000 hộ nông dân sản xuất cà phê bền vững theo Bộ tiêu chuẩn 4C
16:48 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bước tiến mở rộng thành viên mới của CPTPP
12:09 | 30/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics