Tận dụng CPTPP: Bứt phá từ các thị trường chưa có FTA
Chưa tận dụng hết cơ hội từ các FTA | |
Việt Nam cần tận dụng tốt dòng vốn FDI | |
Xử lý tiền thuế nộp thừa theo Hiệp định CPTPP | |
Khấp khởi với EVFTA, đừng lơ là CPTPP |
Dệt may là mặt hàng thế mạnh điển hình tăng trưởng XK sang thị trường các nước CPTPP. Ảnh: N.Thanh |
Xuất siêu ấn tượng
Hiệp định CPTPP chính thức được phê chuẩn vào ngày 30/12/2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/1/2019. Theo Bộ Công Thương, sau hơn 1 năm có hiệu lực đối với Việt Nam, năm 2019, tổng giá trị thương mại hai chiều của Việt Nam với Mexico, Chile, Peru đạt 5,12 tỷ USD, trong đó XK của Việt Nam sang ba thị trường này đạt 4,11 tỷ USD, tăng tới 26,76% so với năm 2018.
Bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) đánh giá, đây là những thị trường mà Việt Nam xuất siêu cao nhất tại khu vực Mỹ Latinh, với tổng giá trị thặng dư thương mại đạt hơn 3 tỷ USD. Tăng trưởng XK ghi nhận lần lượt tại các thị trường Mexico (26,3%), Chile (20,3%) và Peru (36,4%).
Trong năm 2020, mặc dù chịu tác động mạnh từ đại dịch Covid-19, song XK sang 3 thị trường này vẫn đạt 3,74 tỷ USD trong 10 tháng năm 2020, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tăng trưởng ghi nhận ở cả Mexico (8,6%) và Chile (0,7%). Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam XK sang các thị trường này là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như: dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, điện thoại linh kiện các loại,..
Nói tới cơ hội và triển vọng XK sang thị trường Mexico, ông Lưu Vạn Khang, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mexico cho biết, Mexico là thị trường đầy tiềm năng cho thuỷ sản Việt. Đơn cử như, cá đông lạnh, tôm là mặt hàng được hưởng thuế suất 0% kể từ năm thứ 3 CPTPP có hiệu lực. Hàng năm, Mexico NK khoảng 351 triệu USD cá đông lạnh. Mặt khác, Mexico còn là thị trường "dễ tính" với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh nên DN Việt cần chú ý đến yếu tố về giá. Đối với mặt hàng tôm, hiện Mexico đang có lệnh cấm NK tôm từ một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. “Khi lệnh cấm được xóa bỏ, chắc chắn với thế mạnh về giá và chất lượng, Việt Nam có nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường khi mức thuế hiện tại cho nhóm hàng này là khoảng 20%”, ông Lưu Vạn Khang nhấn mạnh.
Tương tự, hàng Việt cũng còn nhiều cơ hội thúc đẩy XK sang thị trường Chile thời gian tới. Bà Sải Thị Thu Thủy, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Chile phân tích: “Các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng không phải là thế mạnh của Chile và không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân nước này. Hàng năm, Chile phải NK trên 16 tỷ USD hàng tiêu dùng. Do vậy, các mặt hàng XNK giữa Việt Nam và Chile chủ yếu mang tính bổ sung, không cạnh tranh lẫn nhau".
Nhà nước và DN "chung tay"
Cơ hội mở ra từ các FTA thế hệ mới như CPTPP khá lớn nhưng thách thức đi kèm cũng không nhỏ. Bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ đánh giá: “Các FTA thế hệ mới như CPTPP và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) đặt ra yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn. Không thể phủ nhận, tham gia vào các FTA này, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan (mức cao nhất lên đến 99% số dòng thuế). Tuy nhiên song song với điều này, xu hướng bảo hộ, việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, bảo vệ môi trường ngày càng cao. Các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa NK tại thị trường các nước tham gia FTA với Việt Nam sẽ có xu hướng gia tăng. Đây là thách thức lớn đối với DN, ảnh hưởng tới khả năng tận dụng thuế quan”.
Đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ chia sẻ thêm, mặc dù có nhiều cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư thông qua việc tận dụng các ưu đãi của CPTPP song do địa lý xa xôi, rào cản ngôn ngữ khiến nhiều DN Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và nắm bắt cơ hội. Để gia tăng XK sang các thị trường này, nhất là Mexico, Chile, Peru, DN Việt cần tìm hiểu thị trường để đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm của mình, xác định lợi thế cạnh tranh; nghiên cứu kỹ các quy định về NK hàng hóa, thuế, thủ tục hải quan, đồng thời lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường XK phù hợp và tìm kiếm đối tác tin cậy.
Xung quanh câu chuyện tận dụng các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bày tỏ quan điểm, bên cạnh việc tuyên truyền hiểu biết DN về các FTA, thì Chính phủ cần “chung tay” với DN trong cải cách thể chế, nhanh chóng luật hóa các cam kết để tạo thuận lợi cho DN. Đối với các DN, điều cần thiết là nâng cao trình độ quản trị, đa dạng hóa thị trường, xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro... Thực tế cho thấy, một số DN mới chỉ quan tâm đến thuế suất, mã hàng hóa. Trong khi còn nhiều vấn đề phi thuế quan khác cần quan tâm. Nếu không nhanh chân chớp lấy cơ hội thì DN Việt Nam khó cạnh tranh được với các nước khác.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Có sự dịch chuyển về thị trường xuất khẩu cao su
13:38 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics