Tận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Nhật Bản
Các doanh nghiệp được chia sẻ nhiều thông tin về thị trường Nhật Bản. |
Thông tin trên được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và các quy chuẩn để tiếp cận hệ thống phân phối AEON Việt Nam” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp cùng Công ty TNHH AEON TOPVALU và Công ty TNHH AEON Việt Nam tổ chức vào ngày 26/8/2024.
Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc ITPC cho biết, trong nhiều năm, Nhật Bản là đối tác kinh tế - thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã tạo ra những khuôn khổ hợp tác thiết thực, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư và kinh doanh của hai nước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 7 tháng năm 2024 ước đạt 25,87 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ước đạt 13,46 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ.
Chia sẻ về những cơ hội, lợi thế của hàng hóa Việt Nam vào Nhận Bản, bà Quyền Thị Thúy Hà, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản- Bộ Công Thương cho rằng, tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản còn rất lớn. Việc kết hợp giữa sức mạnh sản xuất của Việt Nam và công nghệ, quản lý chất lượng của Nhật Bản có thể mang lại những lợi ích lớn cho cả hai bên. Hiện 2 nước cùng tham gia 4 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Cùng với đó, tăng trưởng nhập khẩu của Nhật là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước vẫn còn khá mạnh. Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nên dư địa và cơ hội còn rất lớn.
Đối với các ngành hàng, Nhật Bản có nhu cầu lớn về các sản phẩm chế biến, gia công cơ khí chế tạo đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, sản phẩm gia dụng, và thực phẩm.
Đối với sản phẩm dệt may, tận dụng lợi thế khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại như: CPTPP, RCEP đem đến nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn cho ngành dệt may Việt Nam nên khi doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu sản phẩm vào Nhật Bản sẽ rất thuận lợi trong quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Theo các chuyên gia, các Hiệp định thương mại đa phương mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên đều có tác động lớn đến chuỗi cung ứng ngành điện tử, sản xuất ô tô, dệt, may mặc ở Việt Nam. Như đối với lĩnh vực điện tử, các nước RCEP là đối tác cung cấp bộ phận, linh kiện điện tử lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 66% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này, từ đó các sản phẩm khi được xuất khẩu sang Nhật Bản cũng sẽ có lợi thế hơn vì giảm được chi phí sản xuất, giảm giá thành.
Đặc biệt, đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm từ gỗ, Nhật Bản là thị trường mà người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao cho những sản phẩm độc đáo và có giá trị nghệ thuật. Các sản phẩm quà tặng, làm thủ công có giá trị cao, như đồ gốm, đồ mỹ nghệ, và sản phẩm thêu, mây tre đan truyền thống của Việt Nam đều rất được ưa thích tại Nhật Bản.
Ông Trần Văn Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thực phẩm VANTR GAP chia sẻ thông tin XK vào thị trường Nhật Bản. Ảnh: T.H |
“Nhật Bản có tiềm năng phát triển xuất khẩu trong lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt là khi người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng chuyển từ mua sắm truyền thống sang mô hình mua sắm trực tuyến. Việc tận dụng xu hướng này có thể mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam.”- bà Quyền Thị Thúy Hà nhấn mạnh.
Nhật Bản có nhu cầu cao về các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thực phẩm an toàn và hữu cơ. Các sản phẩm nông nghiệp mà không thích hợp để trồng, canh tác tại Nhật Bản nhưng nhu cầu lớn và được nhận định sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới như cà phê, hạt điều, trái cây nhiệt đới, rau củ quả đông lạnh,... đây đều là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam.
Ngoài ra, tại Nhật Bản số lượng người Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc là khoảng 500 ngàn người, chiếm 16% người nước ngoài, đông thứ 2 và được nhận định sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, vì vậy đây cũng là 1 lực lượng người tiêu dùng tiềm năng và đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.
Tiềm năng và dư địa cho Việt Nam tại Nhật Bản cho các sản phẩm nông lâm thủy sản còn rất lớn. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Nhật Bản cao và tăng trưởng mạnh những năm gần đây.
Theo các chuyên gia, để tận dụng được dư địa lớn từ thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Cụ thể, tập quán thương mại của Nhật Bản: thận trọng, kỹ càng, coi trọng uy tín; đặc trưng nhu cầu thị trường Nhật Bản, quy định khắt khe, tiêu chuẩn cao, tập quán tiêu dùng, xu hướng ưu tiên mục tiêu phát triển bền vững.
Về phía cơ quan tham tán, ngoài việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và doanh nghiệp nhập khẩu tại Nhật xử lý các vấn đề phát sinh trong giao dịch, đề nghị phía Nhật Bản ưu tiên giải quyết thông quan sớm cho các lô hàng tươi, thu thập thông tin về các sản phẩm cạnh tranh tương tự của các nước khác đang tiêu thụ tại Nhật Bản.
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics