Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025: Sẽ xử lý dứt điểm các dự án yếu kém
Hút vốn ngoại vào cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước | |
Lấy lại đà cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước | |
Doanh nghiệp Việt vững tin cho giai đoạn phát triển mới |
Sản xuất công tơ điện tử thông minh tại Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền Trung - CPCIT (Tổng công ty Điện lực miền Trung) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: ST |
5/12 dự án có tranh chấp, vướng mắc quyết toán hợp đồng
Trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ lớn trong tái cơ cấu DNNN là rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của DNNN và DN có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các DN thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường và xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan; tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương và tiếp tục rà soát đối với các dự án, DN khác. Theo dự thảo đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021-2025, trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù đã tập trung để xử lý các tồn tại, yếu kém tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa khả quan.
Theo đó, số lượng nhiệm vụ giai đoạn 2017 - 2019 mà các bộ, ngành, DN đã hoàn thành đạt 75,36% nhưng những vướng mắc, mấu chốt nhất của các dự án, DN chưa được giải quyết. Phần lớn vướng mắc của các dự án yếu kém tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC, quyết toán toàn bộ dự án; khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; xây dựng phương án thoái vốn.
Theo báo cáo, sau hơn 2 năm thực hiện Đề án 1468 về xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương, tình hình các dự án, DN chưa có chuyển biến đáng kể, còn rất nhiều khó khăn, tồn tại. Chỉ có 2 dự án, DN có lãi; 2 dự án, DN giảm được lỗ (nhưng chưa bền vững); 1 dự án, DN dừng hoạt động nay đã vận hành trở lại; 7 dự án, DN còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động. Có 5/12 dự án, DN có tranh chấp, vướng mắc EPC (gồm Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy đạm Ninh Bình, Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên) với nhiều nội dung được DN đàm phán nhiều lần với đối tác theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo nhưng vẫn không thành công do chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi về thông số kỹ thuật, xuất xứ, số lượng thiết bị so với hợp đồng đã ký và khối lượng phát sinh ngoài nội dung hợp đồng đã ký; xác định thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của hợp đồng... Cùng với đó, dư nợ của các dự án, DN tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn.
Một tín hiệu đáng mừng là trong năm 2020, Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt để xử lý, tháo gỡ các vấn đề vướng mắc và quyết định đưa 3 dự án, DN khỏi danh sách theo dõi, xử lý của Ban Chỉ đạo.
Buộc phá sản nếu không thể phục hồi
Tại Dự thảo đề án Cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021-2025, Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn tới, cần có các biện pháp mạnh để xử lý dứt điểm tồn tại của các dự án này, đồng thời rà soát, phát hiện, xử lý sớm đối với các dự án có nguy cơ thua lỗ, nâng cao hiệu quả các dự án đang hoạt động. Nhiệm vụ cho việc xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của giai đoạn 2011 – 2020 sẽ theo hướng xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tình trạng ngừng hoạt động, thua lỗ kéo dài, thất thoát vốn nhà nước; xây dựng phương án và lộ trình để xử lý dứt điểm tình trạng này, không để kéo dài, chậm trễ, gây thất thoát tài sản Nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Đặc biệt, sẽ xử lý theo nguyên tắc thị trường thay vì tiếp tục có sự can thiệp của Nhà nước, nếu không thể phục hồi được thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý.
Về giải pháp, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các DN có dự án hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài báo cáo cụ thể tình hình của từng dự án, đánh giá khả năng phục hồi hoặc phương án xử lý dứt điểm; tách riêng việc phục hồi sản xuất hoặc phá sản, thanh lý tài sản của dự án với việc xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan. Trong đó, đối với những dự án không có khả năng phục hồi thì kiên quyết thực hiện phá sản, bán thanh lý tài sản của dự án theo quy định.
Đối với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan này cần ưu tiên tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án thua lỗ, chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. Đối với các tập đoàn, tổng công ty, phải nghiêm túc xử lý hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm các DN trực thuộc thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả theo cơ chế thị trường, xem xét, thực hiện phá sản DN theo quy định.
Liên quan đến các dự án yếu kém, mới đây, tại buổi làm việc của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN với Công ty Cổ phần DAP – Vinachem về dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, bà Nguyễn Thu Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ủy ban Quản lý vốn) đánh giá, sau quá trình nỗ lực duy trì sản xuất và không để DN bị lỗ trong giai đoạn 2017 – 2020, từ năm 2018, Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng đã được đưa ra khỏi danh sách theo dõi của Ban Chỉ đạo 12 dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương. Theo báo cáo, trong 3 tháng đầu năm 2021, các chỉ số kinh doanh của DN tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, kỳ vọng DN sẽ tiếp tục tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt để triệt tiêu hoàn toàn lỗ lũy kế thời gian tới trong bối cảnh công ty đang đẩy mạnh tái cơ cấu. Tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam về dự án Nhà máy Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY), Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Hồ Sỹ Hùng nhận định, có thể xếp loại dự án nhà máy VNPOLY vào nhóm có khả năng phục hồi và giao Hội đồng thành viên PVN chỉ đạo trực tiếp theo định hướng tái cơ cấu DN. Để có cơ sở báo cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước về 12 dự án kém hiệu quả, thua lỗ ngành Công Thương, ông Hồ Sỹ Hùng cũng chỉ đạo Vụ Tổng hợp tổ chức họp với từng DN để đề ra định hướng, giải pháp cụ thể, đồng thời, các DN cần chuẩn bị đề án tái cơ cấu chu đáo, bài bản. |
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics