Sức ép lạm phát trong năm 2022
Giá cả hàng hóa có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm Ảnh: Trần Việt/TTXVN) |
Rủi ro từ “lạm phát nhập khẩu”
PGS-TS Phạm Thế Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Có thể dễ dàng nhận thấy áp lực lạm phát của nền kinh tế đang rất lớn mà con số thống kê chưa thể hiện hết. Trong đó, giá nhiều yếu tố đầu vào đang tăng cao, có loại tăng gấp 2-3 lần trong một năm. Những yếu tố này đều chờ đợi để phản ánh vào giá hàng hóa khi cầu tiêu dùng phục hồi và có nguy cơ kéo theo hệ quả lạm phát cao như giai đoạn 2009-2011. Về tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ cung tiền. Bởi nếu sức ép lạm phát chi phí đẩy cao kết hợp với cung tiền tăng cao thì sẽ không thể kiểm soát được và gây ra lạm phát phi mã. Ngoài ra, chính sách tiền tệ cũng phải theo hướng điều tiết được lãi cho vay, nếu không sẽ gần như không hỗ trợ được doanh nghiệp và người dân. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Để có thể kiềm chế được lạm phát, trước tiên phải đẩy mạnh công tác phòng, chống Covid-19, từ đó ổn định sản xuất, thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng. Tăng trưởng GDP sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế thế giới, chủ động điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam để làm cơ sở cho việc kìm giữ CPI. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, nhất là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, các hàng hóa được mua sắm từ nguồn ngân sách, hàng hóa dự trữ quốc gia, dịch vụ phục vụ công ích, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Xuân Thảo (ghi) |
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, dù giá xăng dầu tăng, tiêu dùng tăng khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, nhưng bình quân 11 tháng, CPI chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong 5 năm qua. Đáng chú ý, lạm phát cơ bản tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước (0,58% so với cùng kỳ năm trước), lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy lạm phát cơ bản bình quân đã tăng thấp hơn mức CPI bình quân chung. Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 11 và 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011. Với kết quả này chắc chắn lạm phát năm nay được kiểm soát ở mức thấp, khoảng 2%.
Mặc dù vậy, các cảnh báo về việc lạm phát sẽ tăng cao trong năm 2022 vẫn tiếp tục được các chuyên gia kinh tế đưa ra, khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao và nhu cầu trong nước dần phục hồi, đặc biệt là nhu cầu về tiêu dùng trong dân khi tết Dương lịch và tết Nguyên đán 2022 sắp tới.
Phân tích kĩ hơn những yếu tố về rủi ro lạm phát trong năm 2022, bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước dự kiến lạm phát trong năm 2022 sẽ đối mặt với áp lực lớn, bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, do Việt Nam là nước có độ mở kinh tế lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/tổng sản phẩm nội địa là 200% nên có nguy cơ dẫn đến “lạm phát nhập khẩu” (Nhập khẩu tăng cao không chỉ làm cho nhập siêu lớn đe dọa cân đối vĩ mô, làm tăng tỷ giá ngoại hối, mà còn tác động đến lạm phát cao ở trong nước – PV). Thứ hai, các quốc gia trên thế giới đang bắt đầu thu hẹp nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng lãi suất. Thứ ba, việc kiểm soát lạm phát đối mặt với nhiều áp lực kết hợp từ cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy như: xu hướng tăng của giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới; khả năng phục hồi của giá thực phẩm, đặc biệt là thịt gia súc và gia cầm tươi sống trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục ở mức cao; chuỗi cung ứng trong nước và thế giới phục hồi chậm so với tốc độ tăng của tổng cầu khiến giá cả hàng hóa tăng nhanh. Do vậy, khi kinh tế phục hồi trong năm 2022 dưới tác động của các gói hỗ trợ khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả.
“Các tổ chức quốc tế dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm tới khoảng 3,5 - 4%, rủi ro lạm phát vượt 4% phụ thuộc vào giá cả hàng hoá thế giới. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF ) và các tổ chức quốc tế khác cũng đã có những cảnh báo đối với Việt Nam về rủi ro ‘lạm phát nhập khẩu’ gia tăng, vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ cũng cần phải có những kịch bản cần thiết theo hướng thắt chặt trong điều kiện cần phải kiểm soát lạm phát”, bà Bùi Thuý Hằng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực dự báo lạm phát năm 2022 sẽ ở mức 3,4-3,7%, dù thấp hơn so với mục tiêu dưới 4% song là mức tăng mạnh so với năm 2021 và so với trung bình toàn cầu và các nước ASEAN. Nguy cơ rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang hiện hữu và còn chịu áp lực tăng trong bối cảnh giá cả thế giới chưa sớm hạ nhiệt. Trong nước, nhiều áp lực khiến lạm phát gia tăng như CPI toàn cầu dự báo ở mức 3,3% năm 2022 cao hơn năm 2021 (3,2%), các thị trường mới nổi thậm chí ở mức 4,1% so với mức 3,8% năm 2021. Tâm lý lo ngại “lạm phát nhập khẩu” có thể đẩy kỳ vọng lạm phát tăng, nhất là trong điều kiện Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.
Kiểm soát bằng cách nào?
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng để kiểm soát được lạm phát trong năm 2022, việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ cần cân nhắc kỹ, bởi gói hỗ trợ lớn sẽ phát sinh lo ngại về lạm phát.
Tuy hiện nay người dân rất cần các gói hỗ trợ sau những ảnh hưởng do đại dịch, nhưng các gói hỗ trợ, gói kích thích kinh tế phải ở mức độ phù hợp, bảo đảm lượng tiền tệ lưu hành trên thị trường ở mức an toàn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tính toán để không kéo dài thời gian hỗ trợ, gói hỗ trợ không quá nhiều bởi điều này sẽ gây áp lực cho lạm phát. Riêng yếu tố tăng giá nhiên liệu, nguyên vật liệu từ nước ngoài rất khó thay đổi do hoạt động sản xuất - kinh doanh của các nước trên thế giới đang phục hồi nên chúng ta phải chấp nhận mức giá cao ở một thời điểm nhất định. Thay vào đó, các doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất - kinh doanh sao cho tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý chặt giá cả, tránh tình trạng "té nước theo mưa". Đồng thời, tăng cường quản lý những mặt hàng do nhà nước định giá, mặt hàng thuộc diện phải kê khai giá, làm cho giá cả đi vào nền nếp, ổn định thị trường.
Còn theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Việt Nam vẫn đang ở vị thế chủ động và có dư địa để kiểm soát, ổn định giá cả và tâm lý người dân, trong đó có 4 yếu tố chính hỗ trợ kiểm soát lạm phát. Một là, đà tăng giá cả hàng hóa thế giới dự báo sẽ chậm lại từ giữa năm 2022, chỉ số giá hàng hóa dự báo sẽ giảm nhẹ trong giai đoạn 2023-2025 sau cú sốc giá năm 2021 và đi ngang năm 2022 khi đà hồi phục được định hình và vững chắc hơn. Cùng với đó, vấn đề khủng hoảng năng lượng tại các nước cung ứng năng lượng, nguyên liệu hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, OPEC… đã và đang được chú trọng khắc phục một cách tích cực (thông qua đa dạng hóa nguồn cung, đối tác, tăng sản lượng).
Hai là, nền tảng vĩ mô khá vững chắc, lạm phát đang ở mức thấp và tỷ giá cơ bản ổn định là những yếu tố hỗ trợ tích cực. Các cân đối lớn của nền kinh tế (nợ công, thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại…) vẫn đang được kiểm soát khá tốt (dù phải chịu tác động nặng nề của của dịch bệnh và áp lực tăng thâm hụt ngân sách, nợ công là khó tránh khỏi). Chính sách điều hành tỷ giá ngày càng linh hoạt, chủ động hơn, đã và đang giúp tỷ giá cơ bản ổn định, hỗ trợ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Ba là, sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng hơn giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và giá cả, thể hiện rõ nét nhất phối hợp trong phát hành trái phiếu chính phủ cũng như trung hòa lượng tiền vào-ra. Lạm phát không tăng đột biến vừa là kết quả phối hợp điều hành chính sách vừa tạo dư địa mở rộng ở mức phù hợp chính sách tài khóa và tiền tệ trong trung hạn, từ đó hỗ trợ nền kinh tế phục hồi bền vững hơn.
Bốn là, cơ cấu rổ hàng hóa tính CPI ngày càng tiệm cận quốc tế, xu hướng giảm tỷ trọng nhóm hàng thiết yếu lương thực, thực phẩm – nhóm hàng tác động lớn tới rổ hàng hóa tính CPI sẽ giúp mặt bằng lạm phát dài hạn ổn định hơn. Đồng thời, xu hướng ổn định của giá lương thực, thực phẩm trong nước nhờ chủ động nguồn cung dồi dào cũng là nền tảng để chống đỡ áp lực tăng giá lương thực, thực phẩm.
Tin liên quan
CPI 11 tháng tăng 3,69%
15:17 | 07/12/2024 Kinh tế
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics