Sửa Luật Thủ đô: Cơ chế cần đột phá, gắn với đặc thù của Hà Nội
Các đại biểu Quốc hội đều thống nhất về việc xây dựng cơ chế đột phá cho Thủ đô phát triển. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo chương trình tại Kỳ họp thứ 6, ngày 27/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung, trong đó có dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ đồng tình với nhiều nội dung trong Dự thảo Luật. Các đại biểu đánh giá, dự thảo Luật lần này đã được chuẩn bị khá công phu, nghiêm túc, đánh giá các kết quả thực hiện Luật Thủ đô năm 2012 và đã xác định rõ bối cảnh, vị trí, vai trò, yêu cầu phát triển Thủ đô trong tình hình mới. Dự thảo Luật cũng đã bổ sung, xem xét, cập nhật tính đồng bộ, tính phù hợp với các luật như đất đai, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thu hút nhân tài, phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa.
Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) nhấn mạnh, dự thảo Luật có nhiều điểm mới so với luật hiện hành với khoảng 10 nội dung quản lý ngành, lĩnh vực có quy định vượt trội so với quy định chung dành cho cả nước thuộc các lĩnh vực thiết yếu đối với sự phát triển của Thủ đô như: đầu tư công nghệ, y tế, nhân sự…
Những quy định này về cơ bản sát với nhu cầu của Hà Nội để có thêm sức bật về thể chế. Tuy nhiên, theo đại biểu, một số nội dung được xem là vượt trội nhưng thực chất là những quy định có tính tháo gỡ quy định chung mà các địa phương nào cũng cần, không chỉ riêng Hà Nội. Do đo, đại biểu cho rằng cần quy định mang tính đột phá gắn với đặc thù của Hà Nội.
Bàn về cơ chế, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu quy định thêm một số điều kiện, yêu cầu đặt ra để đảm bảo sự thận trọng, chặt chẽ hơn đối với việc thành lập các cơ quan mới này.
Nhìn từ thực tiễn TPHCM, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) cho rằng, việc phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội nhiều hơn nữa là rất cần thiết do Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quan trọng quốc gia, là cửa ngõ giao lưu, hội nhập quốc tế. Do đó, đại biểu mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế.
Trong khi đó, đại biểu Tráng A Dương (đoàn Hà Giang) nhận định, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang đề xuất những chính sách đặc thù vượt trội, tạo cơ chế thuận lợi cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Điều này đồng nghĩa với các quy định chính sách tại dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sẽ không tránh khỏi những xung đột với các văn bản luật hiện nay và trong tương lai. Vì thế, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần lưu ý để giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu, làm rõ một số vấn đề. Ảnh: Quochoi.vn |
Cần chiến lược và lộ trình quy hoạch Hà Nội
Để cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 15-NQ/TW năm 2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị, Điều 17 của dự thảo Luật đã thiết kế một khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô. Nêu ý kiến về nội dung này, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, đây là nội dung quan trọng, tạo ra cú hích trong cơ chế thu hút, trọng dụng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, để quy định có tính khả thi hơn, đại biểu cho rằng cần trao quyền cho HĐND thành phố ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn với các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng, để có quy định về chế độ, chính sách cho phù hợp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ, để thu hút, giữ chân được người tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô.
Cũng về vấn đề này, theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ), quy định tại dự thảo Luật chưa rõ, chưa đầy đủ nên cần hoàn thiện để việc triển khai được khả thi. Bởi đại biểu cho rằng, thực tiễn cũng cho thấy, không thể chỉ đưa ra một số ưu đãi, chờ người tài đến mà cần phải chủ động tìm kiếm, phát hiện, từ đó thu hút nhân tài. Đồng thời, đại biểu đề nghị thiết kế một chương riêng về nội dung “Đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Về quy hoạch Thủ đô, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (đoàn Cần Thơ) nêu vấn đề, Hà Nội phát triển qua nhiều thời kỳ, nhưng quy hoạch Thủ đô chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng. Để phù hợp với mục tiêu Thủ đô của cả nước là hình ảnh của đất nước và nhằm phát triển Thủ đô thực sự đúng tầm, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh, quy hoạch và lộ trình thực hiện quy hoạch Thủ đô cần có tầm nhìn chiến lược và lộ trình thực hiện phải do Trung ương chỉ đạo việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, các ý kiến phát biểu đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành luật Thủ đô (sửa đổi). Theo Bộ trưởng, nếu xây dựng được các cơ chế cho Thủ đô phát triển thì Thủ đô sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, văn hóa.
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội cùng với Thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật để xem xét cho ý kiến thông qua tại kỳ họp sau.
Tin liên quan
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
15:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics