Sửa Luật Đầu tư công: “Không sợ thiếu luật, chỉ sợ thiếu người thực thi có trách nhiệm"
Thưa ông, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi). Xin cho biết nhận định của ông xung quanh việc sửa đổi Luật Đầu tư công lần này?
Hiện nay đang có rất nhiều ý kiến xung quanh các nội dung quan trọng của dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Về cơ bản, nhiều chuyên gia vẫn giữ nguyên ý kiến ủng hộ các quy định của luật hiện hành theo quan điểm là chỉ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn quản lý vốn đầu tư công mà mục tiêu của nó là thúc đẩy nâng cao hiệu quả của việc đầu tư công. Việc sửa đổi Luật Đầu tư công lần này tập trung vào tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp. Tôi ủng hộ quan điểm mà nhiều đại biểu Quốc hội đã nhận định, đó là bất cập trong Luật Đầu tư công chỉ có một phần rất nhỏ thôi, còn phần lớn những tồn tại hiện nay của lĩnh vực đầu tư công là do khâu tổ chức thực hiện của chúng ta là chưa nghiêm.
Dù việc sửa đổi Luật Đầu tư công 2014 là cần thiết, tuy nhiên, trước giờ thông qua, nhiều nội dung của dự thảo Luật vẫn làm nóng nghị trường. Đơn cử, vấn đề thẩm quyền xem xét danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn, hiện nay phương án Quốc hội hay Chính phủ sẽ được quyết định danh mục các dự án chi đầu tư từ ngân sách trung ương vẫn chưa ngã ngũ. Xin cho biết nhận định của cá nhân ông về vấn đề này?
Hiện nay, thẩm quyền xem xét danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn là vấn đề đang rất được quan tâm bàn thảo và còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đưa ra 2 phương án. Đó là, theo phương án 1 thì Quốc hội quyết định danh mục các dự án chi đầu tư từ ngân sách Trung ương trong trường hợp cần thiết thì Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định danh mục, mức vốn của các chương trình dự án đầu tư công và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất, và phương án 2 là Quốc hội chỉ quyết định danh mục các dự án quan trọng Quốc gia và Chính phủ quyết định danh mục các dự án chi đầu tư từ ngân sách Trung ương. Hiện vấn đề còn khúc mắc là thẩm quyền. Quan điểm của ban soạn thảo là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất theo hướng tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp và tạo sự chủ động cho các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương. Đây cũng chính là vướng mắc dẫn tới còn nhiều ý kiến trái chiều, bởi theo đề xuất này thì Quốc hội, cơ quan lập pháp chỉ quyết định về chủ trương, còn trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh phải đó là quyết định của cơ quan hành pháp là Chính phủ.
Tôi cho rằng, cần có sự phân cấp về thủ tục, tạo chủ động trong quá trình thực hiện. Lý do là bởi, mỗi năm Quốc hội chỉ họp có 2 lần, nếu mỗi lần kế hoạch đầu tư công trung hạn có sự thay đổi lại phải họp thì quá khó. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nếu có sự thay đổi cần Quốc hội phải thông qua thì Quốc hội không cần họp mà chỉ cần thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội với quan điểm, đơn vị hành pháp vừa qua thực thi phân cấp gây rất nhiều hệ lụy với nhiều tiêu cực đã xảy ra. Bản thân những hạn chế của đầu tư công thời gian qua không phải là do những quy định, nếu có thì chỉ là một phần nhỏ và đang được sửa, mà cái chính là do tổ chức chưa nghiêm. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới còn nhiều ý kiến tranh luận giữa 2 bên hành pháp và lập pháp về quyền xem xét quyết định danh mục dự án đầu tư công trong trung hạn. Theo quan điểm của tôi thì tôi đồng tình với phương án 1, phương án Chính phủ quyết định danh mục dự án đầu tư công trung hạn, vì cơ quan hành pháp là cơ quan nắm rõ các dự án cụ thể. Ủng hộ phương án này nghĩa là nên điều chỉnh luật là theo hướng tăng cường cải cách thủ tục hành chính do thủ tục hành chính còn quá rườm rà. Hai là đẩy mạnh phân cấp và tạo sự chủ động cho các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương, nhưng phân cấp và tạo sự phân cấp phải đúng và chịu trách nhiệm trong quá trình thực thi.
Về tiêu chí để phân loại dự án quan trọng quốc gia, hiện nay Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ 10.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng và điều chỉnh mức vốn phân loại dự án nhóm A, B, C lên tương ứng gấp hai lần như quy định hiện hành. Nhưng đa số đại biểu Quốc hội lại chọn phương án giữ nguyên như quy định của Luật Đầu tư công hiện hành. Ông có nhận định gì về điều này?
Theo quan điểm của tôi là vẫn nên theo phương án cũ là giữ nguyên như quy định của Luật Đầu tư công hiện hành về tiêu chí phân loại dự án trọng điểm quốc gia là 10.000 tỷ đồng và tiêu chí phân loại dự án A, B, C như luật hiện hành. Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều sai sót, sơ hở trong quá trình thực thi ở cơ quan cấp dưới, qua đó làm thất thoát lãng phí rất lớn nguồn lực của đất nước, do đó, việc nâng mức quy định lên có thể sẽ gây ra rất nhiều hậu quả và hệ lụy. Đơn cử như, có những dự án rất lớn nhưng vì muốn tránh việc phải thông qua Quốc hội phê duyệt nên các chủ đầu tư đã chia ra thành các dự án nhỏ để dễ luồn lách, chính vì vậy dẫn đến sự thất thoát, lãng phí, dàn trải.
Theo ông, ngoài những vấn đề tồn tại trên, còn những vấn đề nào trong Luật Đầu tư công (sửa đổi) cần phải được lưu ý để tháo gỡ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công?
Hiện nay Quốc hội đã đưa ra các nội dung trọng tâm của dự án Luật Đầu tư công sửa đổi để bàn thảo và đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau, theo quan điểm của tôi, các nội dung đưa ra cơ bản là thỏa đáng và trúng vấn đề. Đây đều là những vấn đề trọng tâm và cần tập trung xoáy vào, nhưng cơ bản là sau khi Luật được thông qua thì vấn đề thực thi sẽ như thế nào mới là điều quan trọng.
Bên cạnh những vấn đề trọng tâm đang được dư luận quan tâm, theo tôi, còn có nhiều vấn đề quan trọng nữa của Luật Đầu tư công sửa đổi, đó là phải đổi mới quy định quản lý nguồn vốn để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào vốn ngân sách, hay đổi mới trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư hay quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án và thẩm định, phê duyệt dự án, giao kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cho phù hợp với nguồn vốn hay vấn đề nâng cao hiệu qủa đầu tư công. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân sửa luật không phải do pháp luật, do hiện nay chúng ta đã thực hiện phân cấp nhiều hơn, hơn quy trình thực hiện cũng đã theo hướng minh bạch, giản đơn hơn. Mục tiêu sửa Luật được đưa ra hoàn toàn đúng, Quốc hội cũng đồng tình nhưng có thực thi được hay không lại là một vấn đề cần phải được đảm bảo.
Có quan điểm cho rằng sửa đổi Luật Đầu tư công vấn đề gốc của nó là phải thay đổi quy định, phương thức lựa chọn dự án đầu tư được đưa vào trong các dự án thuộc danh mục dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn được phân bổ vốn... để ngăn ngừa sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí trong quyết định chủ trương đầu tư là vấn đề cần xem xét. Hay trong công tác quản lý đầu tư công thời gian qua phát sinh vấn đề là quản lý công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án hay công tác lập và giao thực hiện kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công… xoay quanh việc phân cấp phân quyền, đó mới là điều quan trọng. Tôi vẫn nhấn mạnh, khó khăn lớn nhất hiện nay trong Luật Đầu tư công theo quan điểm của tôi là nằm ở khâu thực thi, nên có ý kiến cho rằng đất nước không sợ thiếu luật, thiếu chính xác mà sợ nhất là thiếu người thực thi có trách nhiệm.
Trân trọng cảm ơn ông!
PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT: “Muốn sửa Luật Đầu tư công một cách tốt nhất, phải tiến hành tổng kết việc thực hiện Luật Đầu tư công một cách khách quan, khoa học và xác định rõ quan điểm, định hướng, mục tiêu đầu tư công của nước ta trong thời gian tới. Quốc hội là cơ quan quyết định đầu tư công thì Quốc hội cũng nên là cơ quan tổ chức triển khai tổng kết, những người thi hành kế hoạch, chương trình và Luật Đầu tư công không nên đứng ra tổng kết, tránh hiện tượng ‘vừa đá bóng vừa thổi còi’. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước, những cá nhân, tổ chức hữu trách phải có trách nhiệm giải trình, trách nhiệm với các hành vi của mình trong đầu tư công. Khi có sai trái, làm thất thoát vốn nhà nước phải có trách nhiệm đền bù một phần mất mát đó”. Bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Để đảm bảo quan điểm khi xây dựng dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) là phân cấp, phân quyền mạnh, gắn với quy định rõ trách nhiệm cần được thể hiện rõ ở Điều 59 dự án Luật. Cần phải rõ trách nhiệm, kiểm tra, giám sát đảm bảo điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công linh hoạt, hiệu quả, sát thực tế, phù hợp với quy định của pháp luật, tăng cường hậu kiểm, khắc phục bất cập trong phê duyệt, điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2016 - 2020. Tôi tán thành phương án thẩm quyền trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, vốn ngân sách nhà nước, tức là quy định Quốc hội quyết định tổng mức giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo đúng khung kế hoạch đầu tư công trung hạn được Quốc hội thông qua. Đồng thời, quy định Quốc hội khóa trước quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn mới. Nếu chọn phương án 2 giao cho Chính phủ ban hành danh mục đầu tư công trung hạn thì quy định Chính phủ cũng phải đảm bảo tuân thủ theo khung quy định do Quốc hội quyết định. Chính phủ chịu trách nhiệm, giám sát tối cao của Quốc hội và nhân dân cả nước đối với quyết dịnh của mình”. Ông Đỗ Ngọc Thịnh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: “Về quy định quản lý nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài quy định tại Điều 25, tôi cho rằng về đầu mối quản lý nguồn vốn ODA cần giao cho Bộ KH&ĐT chủ trì trình đề xuất chương trình dự án, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Bộ KH&ĐT trong việc tổng hợp ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ. Nếu quy định theo hướng đó thì cơ bản thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về đầu tư công là Bộ KH&ĐT do đây là quy trình về dự án đầu tư công và kế hoạch đầu tư công, điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Quản lý nợ công. Theo đó, Bộ Tài chính vẫn chủ trì thực hiện chức năng nhiệm vụ xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay ODA và khoản vay ưu đãi nước ngoài đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước của đề xuất chương trình, dự án theo đúng quy định của Luật Quản lý nợ công. Bộ (KH&ĐT) là cơ quan tổng hợp các nội dung về đề xuất dự án trình Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn phù hợp”. Thu Hiền (ghi) |
Tin liên quan
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics