Sửa Luật Chứng khoán: Thay đổi thị trường cả về chất và lượng
Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) quy định thị trường sẽ được giám sát theo 3 cấp thay cho 2 cấp như Luật hiện hành. Ảnh: ST. |
Đa dạng hàng hóa
Hiện nay, một trong những rủi ro đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đó là việc chào bán chứng khoán ra công chúng. Luật Chứng khoán hiện hành chưa tách riêng điều kiện để phù hợp với tính chất khác nhau giữa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với chào bán thêm ra công chúng. Đồng thời Luật cũng chưa quy định điều kiện về quy mô phát hành, tính đại chúng... dẫn đến có trường hợp doanh nghiệp phát hành với giá trị rất lớn, gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, tiềm ẩn rủi ro đối với nhà đầu tư.
Theo ông Nguyễn Quang Việt, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, để khắc phục bất cập này, tại dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), các giải pháp mà nhà quản lý đưa ra theo hai hướng: Vừa nâng cao chất lượng hàng hóa, vừa triển khai các sản phẩm mới nhằm thay đổi hiện trạng hàng kém chiếm đa số hiện nay. Ở khía cạnh nâng cao chất lượng hàng hóa, một trong những điều kiện cơ quan soạn thảo dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) đưa ra là nâng các tiêu chuẩn về công ty đại chúng. Theo đó, tại bản dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) mới được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến, công ty đại chúng là công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ thay vì có tối thiểu 20% vốn điều lệ đã góp do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông sở hữu từ 1% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết nắm giữ như các bản dự thảo trước.
Theo lý giải của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sở dĩ cơ quan soạn thảo lựa chọn tiêu chí 30 tỷ đồng do quy mô vốn điều lệ 10 tỷ đồng trở lên tại thời điểm ban hành Luật Chứng khoán 2006 là phù hợp nhưng tương đối thấp so với các doanh nghiệp hiện nay. Với mức vốn 30 tỷ đồng, hiện có trên 80% doanh nghiệp trên hai sở đạt mức vốn này. Mức này cũng tương đương với các thị trường trong khu vực ASEAN. Hơn nữa, thực tế cho thấy, các công ty đại chúng có quy mô vốn quá nhỏ sẽ khó khăn trong việc trang trải các nghĩa vụ của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán như nghĩa vụ nộp phí quản lý công ty đại chúng; nghĩa vụ đăng ký chứng khoán, đăng ký niêm yết/giao dịch trên thị trường chứng khoán; chi phí cho nghĩa vụ công bố thông tin (lập website và thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin qua website, thiết lập hệ thống và thực hiện công bố thông tin qua hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước…); nghĩa vụ quản trị công ty; chi phí kiểm toán bắt buộc theo quy định của Luật Chứng khoán…
Về hướng đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) có một số quy định mở đường cho phát hành Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR). Xét về mặt kỹ thuật, chỉ còn vướng duy nhất là quyền biểu quyết của những nhà đầu tư nắm giữ NVDR sẽ thuộc về ai (Thái Lan hủy quyền biểu quyết này). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang phối hợp với cơ quan soạn thảo dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi để có hướng tháo gỡ trong thời gian tới.
Tăng cấp giám sát thị trường
Liên quan tới công tác giám sát thị trường, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) là việc quy định thị trường sẽ được giám sát theo 3 cấp thay cho 2 cấp như Luật hiện hành. Theo đó, ngoài hai cấp như hiện nay là các sở giao dịch chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, dự thảo luật bổ sung thêm 1 cấp là các công ty chứng khoán. Dự thảo Luật quy định các Công ty chứng khoán nếu có phát hiện yếu tố bất thường khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì phải có trách nhiệm báo cáo. Đây là thông lệ quốc tế được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, kể cả trong khu vực và các thị trường Âu, Mỹ.
Cùng với đó, theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, theo quy định của Luật hiện hành, thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa được như thông lệ quốc tế, như: Được yêu cầu cung cấp thông tin, giải trình; tiếp cận dòng tiền; tiếp cận các thông tin viễn thông. Chính vì vậy, dự thảo Luật bổ sung một số quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, đến làm việc liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra; yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng đối với các trường hợp có dấu hiệu thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Dự thảo Luật cũng quy định các doanh nghiệp viễn thông phải cung cấp tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi để xác minh, xử lý các hành vi bị cấm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định, quy định của dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã khắc phục được hạn chế của Luật Chứng khoán hiện hành, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán đạt hiệu quả, bảo đảm phù hợp với các luật khác có liên quan như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Viễn thông...
Bên cạnh đó, để có chế tài đủ mạnh, nâng cao tính răn đe, phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường, dự thảo Luật quy định mức phạt tối đa theo hướng đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính minh bạch, an toàn của thị trường như thao túng thị trường, giao dịch nội bộ... thì mức phạt tiền tối đa là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân; đối với các hành vi vi phạm khác quy định mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.
Nói về nguyên nhân ban soạn thảo đưa ra mức phạt trên, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ, đối với hành vi thao túng thị trường từ 500 triệu đồng trở lên đã là cấu thành hình sự. Luật Chứng khoán hiện hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán cao nhất là 2 tỷ đồng đối với tổ chức, 1 tỷ đồng đối với cá nhân. Do đó, Ban soạn thảo đã tính toán để mức phạt không quá cao đối với các ngành, lĩnh vực.
Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán: Về chào bán chứng khoán ra công chúng, Dự thảo đã gắn trách nhiệm của doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng trong việc niêm yết cổ phiếu ngay sau khi chào bán theo quy định tại khoản 6 Điều 12 “Ngoại trừ việc chào bán chứng chỉ quỹ mở, tổ chức phát hành đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Điều này phải niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán”. Việc quy định bắt buộc niêm yết ngay sau khi chào bán chứng khoán ra công chúng nhằm mục tiêu gắn việc chào bán với niêm yết, đây là một chủ trương hết sức đúng đắn nhằm đưa thị trường gần hơn với thông lệ quốc tế. Việc nâng cao các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, đặc biệt là các điều kiện về hiệu quả doanh nghiệp chào bán một mặt có tác dụng tích cực là nâng cao được chất lượng hàng hóa chào bán ra công chúng, nhưng mặt khác lại gây khó khăn cho nhu cầu công khai, minh bạch để tối đa hóa hiệu quả của các doanh nghiệp. Có những trường hợp doanh nghiệp không có lãi nhưng vẫn là đối tượng quan tâm của đông đảo nhà đầu tư do những lợi thế tiềm ẩn của doanh nghiệp. Và trong những trường hợp này, việc được chào bán công khai sẽ tăng tính cạnh tranh để doanh nghiệp có thể có được hiệu quả cao nhất trong chào bán. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Đã 11 năm kể từ khi Luật Chứng khoán năm 2006 có hiệu lực thi hành, và 7 năm kể từ ngày Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (năm 2010) có hiệu lực, tới nay, Quốc hội đã ban hành nhiều Luật mới, Chính phủ, các bộ chuyên ngành cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn phù hợp với cơ chế, xã hội hiện hành với nhiều nội dung liên quan đến Luật Chứng khoán cũ nhưng không còn phù hợp. Do đó, việc ban hành Luật Chứng khoán mới là thực sự cấp thiết. Việc sửa đổi Luật Chứng khoán giúp cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có vấn đề tái cơ cấu thị trường tài chính, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch hóa cho các doanh nghiệp. Với vai trò là một công ty đại chúng, một chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) nhận thấy về cơ bản, Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã tập trung sửa đổi các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc thị trường chứng khoán, sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công bố thông tin, thanh tra, giám sát, quản trị...; chuẩn hóa điều kiện, trình tự, thủ tục phát hành, chào bán chứng khoán phù hợp với các loại chứng khoán; nâng cao chất lượng công ty đại chúng… Thùy Linh |
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics