Sửa đổi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Nguyên tắc thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh | |
Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo không được thao túng giá chứng khoán | |
Ứng xử trước cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán |
Cơ quan chức năng tiếp tục sửa đổi , bổ sung việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. Ảnh: ST |
Đảm bảo xử lý đầy đủ các vi phạm
Theo Bộ Tài chính, việc rà soát, sửa đổi này là cần thiết để đảm bảo tính phù hợp, khả thi và đảm bảo thực thi Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022.
Theo chuyên gia chứng khoán Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, việc sửa đổi Nghị định 156/2020/NĐ-CP vào thời điểm này là hợp lý, các thành viên thị trường rất ủng hộ. Thực tế thị trường chứng khoán thường xuyên thay đổi với biến động lớn, do đó, việc các cơ quan làm luật theo sát với thực tế thị trường là điều rất cần thiết. “Các hành vi vi phạm diễn ra nhiều và chế tài xử phạt đối với một số hành vi còn chưa thực sự nghiêm khắc, vì thế, việc điều chỉnh, bổ sung các hành vi vi phạm mới, các mức xử phạt để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đặc biệt là với lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực mới, còn nhiều lỗ hổng chưa được đưa vào quy định”. |
Cũng theo Bộ Tài chính, các hoạt động chứng khoán mới có sự thay đổi cơ bản, toàn diện so với hoạt động chứng khoán theo hệ thống pháp luật chứng khoán cũ, trong quá trình triển khai áp dụng sẽ phát sinh những hành vi, hoạt động sai lệch so với quy định pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán (TTCK) cần phải được xử lý kịp thời nhằm điều chỉnh hành vi, tác động đến ý thức tuân thủ pháp luật trên TTCK.
Bên cạnh đó, Nghị định số 156 được xây dựng đồng thời với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán 2019 có thể chưa lường hết các tình huống và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán cần quy định hành vi vi phạm và chế tài xử phạt tương ứng; biện pháp xử lý hành chính một số hành vi của người hành nghề, tổ chức kinh doanh chứng khoán được quy định tại pháp luật chứng khoán đồng thời cũng quy định tại Nghị định 156 tạo sự trùng lắp. “Cần thiết phải nghiên cứu, rà soát việc áp dụng hệ thống pháp luật chứng khoán mới, việc thực thi Nghị định số 156 để đánh giá những hành vi cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn hoạt động thị trường, đảm bảo xử lý đầy đủ các vi phạm về chứng khoán và TTCK”, Bộ Tài chính khẳng định.
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 156/2020/NĐ-CP gồm 4 Điều, điều 1 có 42 sửa đổi, bổ sung, trong đó có nội dung quan tâm là việc sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử phạt tại Nghị định 156 theo Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền trong trường hợp có tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ, nguyên tắc xác định thời hạn trong đình chỉ hoạt động/tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ khi có tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ; sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về xác định hành vi vi phạm hoàn thành. Cụ thể, về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền, dự thảo Nghị định giữ nguyên mức phạt như quy định tại Nghị định 156/NĐ-CP với mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định này bổ sung quy định, khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Trong trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần, dự thảo Nghị định quy định, trường hợp tại một thời điểm người có thẩm quyền phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý thì xử phạt một hành vi vi phạm hành chính có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại dự thảo Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần. Hai là, trường hợp tổ chức, cá nhân không hoặc chậm công bố thông tin, báo cáo nhiều tài liệu phải công bố, báo cáo tại cùng một thời điểm theo quy định thì bị xử phạt về một hành vi không hoặc chậm công bố thông tin, báo cáo theo quy định tại dự thảo Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Bổ sung các hành vi mới
Nghị định này cũng sửa đổi, bổ sung thêm các hành vi trong hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ để mô tả phù hợp hơn với quy định tại Nghị định 155/2020/NĐ CP và Nghị định 153/2020/NĐ-CP về hoạt động chào bán, phát hành riêng lẻ như: hành vi công bố báo cáo sử dụng vốn, sử dụng tài khoản phong tỏa, xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán riêng lẻ, thay đổi mục đích/phương án sử dụng vốn, lựa chọn nhà đầu tư, thay đổi điều khoản trái phiếu... Đơn cử, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 8 hành vi “Không công bố báo cáo sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, phát hành để thực hiện dự án được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, HĐTV, báo cáo chủ sở hữu công ty hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, phát hành để thực hiện dự án trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận", hành vi này bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng. Mức phạt tiền từ 20-300 triệu đồng cũng được bổ sung thêm hành vi vi phạm “thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được phát hành, trừ trường hợp được pháp luật quy định”.
Cùng với đó, dự thảo Nghị định cũng bổ sung hành vi về thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với công ty đại chúng thực hiện một trong các hành vi vi phạm: không thực hiện thủ tục thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo quy đinh; không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa hoặc thực hiện thủ tục thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa không đúng thời gian quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi này là buộc nộp hồ sơ thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng hoặc thông báo về thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Đáng chú ý, dự thảo Nghị định cũng sửa đổi Điều 33 Nghị định 156 quy định xử phạt vi phạm nghĩa vụ báo cáo về giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan theo hướng chi tiết hơn mức phạt tiền đối với vi phạm của cổ đông nội bộ và người có liên quan.
Tin liên quan
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics