Sử dụng hoá đơn điện tử lợi ích lớn
Thưa ông, cơ quan Thuế đã có một thời gian dài thí điểm áp dụng HĐĐT trước khi quyết định áp dụng trên toàn quốc. Xin ông cho biết những ưu điểm của hình thức này?
Việc áp dụng rộng rãi phổ biến HĐĐT được thực hiện theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử, thực hiện HĐĐT trên phạm vi toàn quốc, đồng thời góp phần quản lý hoạt động kinh tế phi chính thức.
Qua quá trình thí điểm, có một số ưu điểm không thể phủ nhận của hình thức này. Đầu tiên phải khẳng định, HĐĐT sẽ giúp cơ quan Thuế và cơ quan khác thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của mình. Đối với cơ quan Thuế, sử dụng HĐĐT giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn. Khi toàn bộ doanh nghiệp triển khai HĐĐT, thì ngành Thuế sẽ có hệ thống cơ sở dữ liệu về hóa đơn, từ đó có thể phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh.
Bên cạnh đó có thể giúp cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu, sân bay nhanh chóng có thông tin để thực hiện hoàn thuế. Cơ quan Thuế và các cơ quan khác của Nhà nước không tốn chi phí thời gian đối chiếu hóa đơn như hiện nay.
Đối với xã hội, sử dụng HĐĐT khắc phục được trình trạng gian lận, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên. Thực tế cho thấy, qua công tác quản lý thuế, cơ quan Thuế đã phát hiện một số trường hợp ghi số liệu các liên hóa đơn khác nhau, liên 1 là liên lưu và để khai thuế của người bán thì ghi giá trị và tiền thuế thấp để khai thuế thấp, nhưng liên 2 là liên giao cho người mua thì ghi giá trị và tiền thuế cao, nhằm mục đích gian lận thuế.
Do đó, việc sử dụng HĐĐT sẽ khắc phục tình trạng này, vì HĐĐT là thông điệp dữ liệu điện tử. Khi hóa đơn điện tử được lập, ký số và gửi đi thì nội dung thông điệp điện tử của người bán và người mua sẽ là như nhau, không có khả năng chỉnh sửa, nên sẽ không có gian lận như việc sử dụng hóa đơn giấy nêu trên.
Khi Nghị định về HĐĐT chính thức đi vào cuộc sống, hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên cả nước cũng phải “chuyển động” theo. Doanh nghiệp sẽ hưởng lợi gì khi áp dụng, thưa ông?
Quy định bắt buộc sử dụng HĐĐT thay cho hóa đơn giấy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sử dụng HĐĐT giúp doanh nghiệp giảm chi phí vì nếu sử dụng hóa đơn giấy, doanh nghiệp phải chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng đối với trường hợp khách hàng ở xa, người bán phải chuyển phát nhanh hoặc gửi bưu điện hóa đơn trả khách hàng; đặc biệt giảm chi phí lưu trữ hóa đơn.
Do HĐĐT có thể lưu giữ trong kho dữ liệu điện tử nên doanh nghiệp không mất không gian lưu trữ như hóa đơn giấy. Bên cạnh đó còn giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn, tăng cường khả năng bảo mật hóa đơn; giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn; không có rủi ro mất, nhàu nát như khi lưu trữ hóa đơn giấy. Đồng thời, phương thức này nâng cao hiệu quả quản lý hóa đơn do việc tập hợp các thông tin qua phương tiện điện tử một cách nhanh chóng và kịp thời; chi phí vận hành và quản lý thấp, hiệu quả.
Hiện ngành Thuế đã triển khai kết nối thông tin giữa cơ quan Thuế với các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Có tới 99,9% doanh nghiệp đã kê khai điện tử với cơ quan Thuế; trên 95% doanh nghiệp đã nộp thuế điện tử. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp đã có sự tương tác qua môi trường điện tử với cơ quan Thuế.
Thực tế cho thấy, không phải bất cứ doanh nghiệp hay hộ kinh doanh nào cũng có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật để thực hiện HĐĐT. Cơ quan Thuế có sự hỗ trợ nào đối với những đối tượng khó khăn không, thưa ông?
Nghị định 119 có quy định 5 trường hợp được cung cấp dịch vụ HĐĐT có mã của cơ quan Thuế không thu tiền gồm:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế , xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nêu tại gạch đầu dòng nêu trên) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
Thứ ba, hộ, cá nhân kinh doanh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ tháng áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan Thuế.
Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định của Bộ Tài chính, trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
Thứ năm, các trường hợp khác cần thiết để khuyến khích sử dụng HĐĐT do Bộ Tài chính quyết định.
Đối với các trường hợp trên, Tổng cục Thuế trực tiếp cung cấp dịch vụ hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế miễn phí.
Có thể nói, với Nghị định 119, lần đầu tiên một nghị định quy định thời gian cho phép chuyển đổi trong vòng 2 năm. Đâu là lý do khiến cơ quan quản lý kéo dài thời hạn chuyển đổỉ như vậy, thưa ông?
Đây vừa là quy định bắt buộc, vừa là sự chủ động, linh hoạt tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể là các tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc chuyển đổi sang HĐĐT chậm nhất là ngày 1/11/2020. Điều này đồng nghĩa với việc, từ khi Nghị định 119 có hiệu lực, cả cơ quan Thuế và người nộp thuế có 24 tháng để chuyển sang sử dụng, quản lý HĐĐT. Thời gian này là để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất như máy móc, thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin… và tập huấn cho các hộ, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thực tế, thời gian chuyển đổi là hơn 24 tháng, vì trước 1/11/2018 chúng tôi đã triển khai các bước chuẩn bị về cơ sở vật chất như máy móc thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin, điều kiện về con người để áp dụng HĐĐT khi bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; hỗ trợ doanh nghiệp cài đặt phần mềm.
Hiện nay, cơ quan Thuế đã triển khai các bước chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất như: Máy móc, thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin, điều kiện về con người để áp dụng HĐĐT khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Tổng cục Thuế cũng đã chỉ đạo các cục thuế địa phương tập huấn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cài đặt phần mềm để sử dụng HĐĐT.
Tổng cục Thuế cũng đã triển khai kết nối thông tin giữa cơ quan Thuế với các doanh nghiệp trên toàn quốc; hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đưa ra giải pháp kỹ thuật đảm bảo việc thực hiện HĐĐT trên diện rộng.
Ngoài việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, ngành Thuế cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn và xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin. Ngành Thuế cũng sẽ tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho người nộp thuế để đảm bảo cho người nộp thuế áp dụng HĐĐT theo đúng quy định.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Kết quả tích cực trong triển khai hoá đơn điện tử
08:51 | 27/12/2024 Tài chính
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
16:19 | 25/12/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế xử lý vi phạm về hóa đơn gần 182 tỷ đồng
14:01 | 25/12/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
10:11 | 25/12/2024 Tài chính
Hỗ trợ thực thi hiệu quả nhiều quy định mới về thẩm định giá
07:56 | 25/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
Triển khai thi công xây dựng trụ sở Hải quan Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics