Sớm triển khai gói hỗ trợ, tạo sức bật cho nền kinh tế vượt COVID-19
Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. (Ảnh: TTXVN)
Tại phiên thảo luận trực tuyến tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội chiều 7/1, nhiều ý kiến của các đại biểu đề nghị sớm triển khai gói hỗ trợ nhằm tạo động lực giúp doanh nghiệp vượt khó do đại dịch COVID-19.
Nâng mức hỗ trợ đối với lĩnh vực ưu tiên
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh), nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới bởi diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch COVID-19, cùng đó là chi phí đầu vào tăng cao, tình trạng thiếu hụt lao động khiến doanh nghiệp đã gặp khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn.
Do đó, việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với quy mô đủ lớn, kịp thời, phù hợp có sức lan tỏa, tạo sự đột phá là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Đại biểu cho rằng để giúp nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, tạo động lực tăng trưởng trong dài hạn, việc ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, nhằm khơi thông lại mạch máu của nền kinh tế vốn đang bị tắc nghẽn do COVID-19.
Về bố trí vốn, giải ngân nguồn kinh phí lớn trong thời gian rất ngắn, đại biểu đoàn Trà Vinh đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn nữa công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn để không xảy ra sai sót, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Cùng với đó, lựa chọn đối tượng hỗ trợ khi áp dụng gói chính sách này, để phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ, tránh dàn trải cho các ngành, lĩnh vực không cần thiết ngay tại thời điểm này.
“Quốc hội, Chính phủ hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm đặc biệt quan tâm nâng mức hỗ trợ tốt hơn đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực mũi nhọn, lĩnh vực có tiềm năng lợi thế phát triển, xây dựng các công trình thủy lợi mang tính cấp thiết...,” đại biểu Trần Quốc Tuấn nói.
Cũng liên quan đến chính sách này, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) nhận định du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 và phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có.
Đặc biệt lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động hoặc buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự… trong khi phần lớn doanh nghiệp du lịch nợ ngân hàng, không có doanh thu, dẫn đến mất khả năng trả nợ các khoản vay, thuế, phí...
Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động khi ngành du lịch hoạt động trở lại và một số khó khăn khác.
Do vậy, đại biểu này đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần tiếp nhận nguồn lực thích hợp từ ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các địa phương là trọng điểm của du lịch.
Ngoài ra, có chính sách tái cơ cấu thị trường du lịch, thúc đẩy thị trường nội địa, có lộ trình mở cửa du lịch quốc tế an toàn, cho phép các địa phương triển khai đón khách du lịch quốc tế theo mô hình du lịch an toàn.
Đồng thời, giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng diện tích đất lớn để tạo cảnh quan, thúc đẩy, phát triển du lịch…
Quy định thời hạn phù hợp đối với từng gói dự án
Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) đánh giá nghị quyết này được ban hành sẽ mang tính lịch sử để hỗ trợ một cách kịp thời, tạo sự đột phá, nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế và tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển cho cả giai đoạn 2021-2025.
Đại biểu cho rằng thời hạn áp dụng chương trình hỗ trợ hoàn toàn phù hợp, tiến hành trong thời hạn nhất định để tránh sự dàn trải, lãng phí. Song ông đặt câu hỏi liệu thời hạn 2 năm đã đủ để tiếp cận, hấp thu hết tác động của chính sách hay chưa đặc biệt là các nội dung liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản vì thủ tục tiến hành phải qua nhiều bước với các quy trình, thủ tục như hiện nay là khó khả thi?
Vì vậy, đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu, xem xét để quy định thời hạn phù hợp đối với từng gói dự án trong chương trình.
Đại biểu cũng đồng tình đối với nội dung các chính sách tiền tệ như giảm lãi suất ngân hàng, giảm thuế, song trong quá trình triển khai cần cân nhắc lựa chọn những lĩnh vực thực sự chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh để có chính sách lọc được những lĩnh vực chưa cần thiết hỗ trợ cấp bách, thậm chí nếu hỗ trợ sẽ tạo nên hiệu ứng ngược.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cũng nhất trí về chính sách hỗ trợ đối với những lĩnh vực đặc thù như ngành y tế, giao thông vận tải, bởi lẽ hạ tầng cơ sở, cùng các ngành kinh tế cơ bản như nông nghiệp sẽ là những bệ đỡ vững chắc để phục hồi kinh tế.
Tuy vậy, cử tri còn băn khoăn khi chính sách đối với giáo dục đào tạo chưa được đề cập tới nhiều dù đây là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều, sâu rộng tới toàn xã hội; hệ thống trường lớp vùng sâu vùng xa hiện phát triển chưa tương xứng với nhu cầu.
Do vậy, đại biểu đoàn Quảng Bình đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu có giải pháp để hỗ trợ nhiều hơn cho những ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng như ngành dịch vụ du lịch, hàng không, đường sắt…
Thực tế cho thấy, đại dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực tới nhiều ngành và lĩnh vực của nền kinh tế.
Dẫn báo cáo chất lượng đại dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam do VCCI phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) cho hay có tới 87,2% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19.
Đáng chú ý, dịch bệnh COVID-19 khiến cho số doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh cao gấp đôi so với doanh nghiệp nhỏ và vừa do nam làm chủ. Đây là những doanh nghiệp cần những hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Hơn nữa, khi đại dịch xuất hiện, tỷ lệ nữ thất nghiệp tăng lên so với trước đây, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nam giới không thay đổi.
Do vậy, để chương trình thực sự đạt được mục tiêu tạo động lực để phục hồi, phát triển kinh tế xã hội và không để ai, nhóm nào, ngành nghề, lĩnh vực, địa phương nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thì một quan điểm quan trọng theo đại biểu là “công bằng, bình đẳng.”
“Thực tế nội hàm của các quan điểm này đã được thể hiện trong các mục tiêu, giải pháp rất cụ thể của chương trình. Cần được khái quát hóa và bổ sung để đảm bảo xuyên suốt trong quá trình thực hiện Chương trình, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hộ,” đại biểu Nguyễn Thanh Cầm nêu ý kiến.
Nhấn mạnh tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết đa số ý kiến các đại biểu nhất trí cần thiết có chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên theo ông, các đại biểu cũng lưu ý việc tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh trục lợi, lãng phí, thất thoát, tiêu cực, trục lợi chính sách và đảm bảo các cân đối vĩ mô, an toàn, an ninh tiền tệ và an toàn tài chính quốc gia và phát triển bền vững.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp thu đầy đủ các ý kiến để xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết này để trình Quốc hội xem xét thông qua,” Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh thêm./.
Tin liên quan
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vận hành thị trường tín chỉ carbon- gia tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế
08:28 | 15/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng
09:34 | 29/07/2024 Kinh tế
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics