Sở hữu trí tuệ- cần cách hiểu thống nhất
![]() |
Lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ nhiều sản phẩm bóng đèn compact Rạng Đông nhập lậu bị làm giả. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông. Ảnh: Q.Hùng
Để cộng đồng DN, cán bộ Hải quan có thể nắm bắt được và triển khai thực hiện trong thực tế, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đưa ra các vấn đề cần phải được hướng dẫn và có cách hiểu thống nhất liên quan đến công tác thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan Hải quan trong tình hình mới.
Về hoạt động kiểm soát biên giới hàng hóa quá cảnh có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo.
Đây là những nội dung thường gây ra tranh chấp giữa cơ quan Hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và người làm thủ tục hải quan về cách hiểu và cách xử lý trên thực tế. Trước đây Luật Hải quan năm 2005 cũng đã loại trừ không áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh, điều này có thể hiểu là đối với hàng quá cảnh nếu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, cơ quan Hải quan cũng sẽ không bắt giữ và xử lý theo yêu cầu của chủ thể quyền.
Điều này là có cơ sở vì bản chất của hàng quá cảnh là không thâm nhập hoặc tiêu thụ vào Việt Nam, do vậy không gây thiệt hại cho chủ thể quyền hoặc người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hàng hóa quá cảnh còn thực hiện theo các Hiệp định quốc tế về quá cảnh mà Việt Nam đã ký với các quốc gia láng giềng ( trong các hiệp định này cũng không đề cập đến việc quản lý hoặc xử lý hàng quá cảnh là hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả).
Tuy nhiên, do Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29-8-2013 và trước đây là Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21-9-2010 của Chính phủ (văn bản này được xây dựng trên cơ sở Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và 2009) vẫn có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng hóa quá cảnh là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nên việc kiểm soát, xử lý hàng quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn được đề cập đến.
Tuy nhiên với nội dung quy định lần này tại Luật Hải quan năm 2014 đã xác định rõ việc loại trừ không áp dụng thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan, tức là không xem xét xử lý đối với hàng hóa quá cảnh trong trường hợp chỉ có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả. Trên thực tiễn thì đối với trường hợp này, Hải quan Việt Nam nên áp dụng cơ chế trao đổi hoặc cung cấp thông tin cho chủ thể quyền hoặc cơ quan Hải quan nơi đích cuối cùng của hàng hóa để tiến hành việc bắt giữ và xử lý là hợp lý nhất.
Việc xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo là hàng hóa XK.
Tương tự như vậy đối với vấn đề kiểm soát biên giới đối với hàng hóa XK để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Luật Hải quan năm 2005 và năm 2014 cũng như Luật Sở hữu trí tuệ đều có quy định cho phép cơ quan Hải quan được quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới theo yêu cầu chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là nếu phát hiện hàng hóa XK là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ thì cơ quan Hải quan có quyền trực tiếp xử lý không, đồng thời việc quy định như vậy có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN không?
Trên thực tế, Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ cũng đã quy định về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa XK xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, nhưng chỉ xem xét xử lý khi đáp ứng những yêu cầu nhất định. Việc xử lý cũng phải tính đến nguyên tắc ưu đãi quốc gia trong việc áp dụng các nguyên tắc kiểm soát biên giới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như thực tế là nhãn hiệu đó nếu không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì việc sản xuất, kinh doanh cũng như XK sẽ không bị coi là bất hợp pháp. Trong các phiên đàm phán gia nhập TTP cũng như các hiệp ước thương mại khác, Việt Nam và các nước tham gia đàm phán đều nhất trí là không áp dụng kiểm soát biên giới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa XK từ các quốc gia thành viên.
Việc thực hiện quyền chủ động trong việc kiểm tra hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?
Như đã trình bày tại phần trên, quyền chủ động là một trong những nội dung mới được đưa vào Luật Hải quan năm 2014. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc áp dụng nội dung này trên thực tế, cần có hướng dẫn cụ thể tập trung vào những vấn đề như: Thời điểm áp dụng quyền chủ động trong quá trình làm thủ tục hải quan, điều kiện để áp dụng, những công việc mà cán bộ hải quan phải thực hiện khi đã chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với 01 lô hàng cũng như cách thức phối hợp giữa các lực lượng Hải quan trong việc xử lý, điều tra, xác minh sau khi đã tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Việc áp dụng biện pháp can thiệp đột xuất trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ra sao?
Triển khai hệ thống thông quan tự động VNACCS đặt ra những vấn đề cần phải có sự hướng dẫn để có thể đáp ứng yêu cầu kiểm soát biên giới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, điều này xuất phát từ thực tế là việc áp dụng VNACCS sẽ thay đổi cơ bản phương thức kiểm soát biên giới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà ngành Hải quan đang thực hiện.
Nếu như trước đây việc kiểm tra khai báo, thông quan hàng hóa do cán bộ Hải quan thực hiện thì hiện nay việc này do hệ thống tự đánh giá và quyết định, đặc biệt là đối với hàng hóa được phân luồng Xanh. Điều này đòi hỏi phải xây dựng và áp dụng một cách có hiệu quả các tiêu chí quản lý rủi ro về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên trên thực tế thì việc áp dụng là không có khả thi, điều này xuất phát từ đặc thù của một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là nó được thể hiện trên hàng hóa chứ không phải là hàng hóa.
Ví dụ như vấn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, hệ thống chỉ phát hiện nếu như người khai hải quan khai báo trên hệ thống chính xác về nhãn hiệu của hàng hóa, tuy nhiên nội dung này không phải là yêu cầu bắt buộc trong việc khai báo, đồng thời cách thức xây dựng tiêu chí và áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro của hệ thống chỉ đạt hiệu quả cao nhất là áp dụng đối với hàng hóa được đưa vào một mã HS cụ thể hoặc áp dụng đối với những đối tượng DN trọng điểm.
Đồng thời vấn đề đặt ra ở đây là nếu đang trong quá trình xử lý của hệ thống thì có áp dụng được thủ tục thông báo về hàng có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyết định tạm dừng làm thủ tục thông quan không?
Để có thể đảm bảo được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả, cần có quy định cụ thể về thủ tục áp dụng biện pháp can thiệp đột xuất đối với hàng hóa có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp phát hiện nghi vấn về hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trước khi áp dụng thủ tục thông báo, quyết định tạm dừng.
Điều này sẽ đảm bảo được cho việc chủ động của cơ quan Hải quan trong việc điều tra, xác minh cũng như sẽ tạo thuận lợi cho việc phối hợp giữa cơ quan Hải quan và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tin liên quan

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt
20:00 | 04/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV vận hành thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
10:34 | 04/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực V thu ngân sách đạt 7.547 tỷ đồng
10:19 | 04/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo
17:53 | 03/07/2025 Hải quan

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
11:13 | 03/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6
10:46 | 03/07/2025 Hải quan

6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng
10:38 | 03/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"
19:32 | 02/07/2025 Hải quan

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
20:57 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội
20:14 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới
19:48 | 01/07/2025 Hải quan

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng
18:41 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới
18:12 | 01/07/2025 Hải quan
Tin mới

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Chống hàng giả hàng nhái: Phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics