Sở hữu chéo được quan tâm trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Sửa đổi quy định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản | |
Xử lý sở hữu chéo ngân hàng - doanh nghiệp còn khó nếu cổ đông lớn cố tình lách luật |
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ, NHNN đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo. Ảnh: ST |
Nhức nhối và khó kiểm soát
Tình trạng sở hữu chéo ngân hàng đã giảm khá mạnh từ năm 2019 nhờ những biện pháp quyết liệt của cơ quan quản lý, nhưng vẫn còn tồn tại ở một số ngân hàng nhỏ, trung bình. Do đó, tình trạng “sân sau” là ngân hàng của các tập đoàn lớn tại Việt Nam vẫn là vấn đề khá nhức nhối trong nền kinh tế nước ta. Sở hữu chéo được nhận định như ma trận, biến tổ chức tín dụng (TCTD) thành kênh huy động vốn cho một số doanh nghiệp lớn thao túng thị trường.
Trong báo cáo gửi tới Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong công tác phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD. Theo NHNN, việc kiểm soát sở hữu chéo giữa các công ty ngoài ngành với ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định hoặc lách quy định về giới hạn cấp tín dụng nhóm khách hàng liên quan, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và người có liên quan.
NHNN cũng cho rằng, việc ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo khó khăn còn do liên quan đến nhiều đối tượng thuộc sự quản lý của các bộ/ngành trong khi NHNN chỉ quản lý các TCTD. Vì vậy, việc sở hữu chéo giữa các công ty trong lĩnh vực khác, NHNN không có thông tin cũng như không có công cụ để kiểm soát.
Hơn nữa, việc phát hiện mối liên quan giữa các doanh nghiệp còn hạn chế do thông tin để xác định tính liên quan về sở hữu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng rất khó khăn. NHNN không chủ động được trong việc tra cứu thông tin cũng như xác định được độ chính xác, tin cậy của các nguồn thông tin; đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, công nghệ phát triển nhanh như hiện nay. Nói về hậu quả của vấn đề này, theo NHNN là tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của TCTD thiếu công khai, minh bạch.
Trong báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho biết, tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại nên Ủy ban đề nghị Chính phủ, NHNN đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo.
Tăng cường thanh tra, giám sát
Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) đã đưa ra một số quy định với mục tiêu xử lý hiệu quả tình trạng sở hữu chéo, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD.
Cụ thể, dư nợ cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng dự kiến giảm từ mức 15% như hiện hành xuống còn 10% tính trên vốn tự có của ngân hàng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, giảm so với quy định hiện hành là 25%. Dự thảo cũng rút tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ ngân hàng của một cá nhân từ mức 5% hiện nay xuống còn 3%. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một TCTD (hiện tại là 15%), trừ ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt hoặc sở hữu của nhà nước tại ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%.
Theo đại diện Vụ Pháp chế (NHNN), đề xuất giảm giới hạn cho vay nhằm tăng cường tính đại chúng của ngân hàng, chống sở hữu chéo, chống thao túng, chống lạm quyền cấp tín dụng và gia tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho người dân. Ngoài ra, cùng với sửa luật, NHNN cho biết, định hướng thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện giám sát an toàn hoạt động của TCTD và qua công tác thanh tra về vốn, tình hình sở hữu cổ phần của TCTD, hoạt động cho vay, đầu tư, góp vốn... Đối với các trường hợp phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, NHNN xem xét chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn còn nhiều lo ngại về các quy định mới của dự thảo của NHNN, bởi việc kiểm soát còn rất nhiều khó khăn, nên mấu chốt phải nằm ở khâu thanh tra, giám sát và chế tài xử phạt.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, xử lý sở hữu chéo cần có các quy định pháp luật đủ mạnh. Việc đưa ra các quy định tại dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi cũng rất mạnh tay nhưng vấn đề còn nằm ở quá trình thực thi. Quá trình này phải công khai, minh bạch, kết hợp với việc tăng cường vai trò của lực lượng thanh tra, giám sát thì việc chống sở hữu chéo mới đạt hiệu quả. Thậm chí, có chuyên gia nhìn nhận ở nước ta, lực lượng Kiểm lâm, Hải quan… đã được trao chức năng thực hiện một số nhiệm vụ điều tra từ lâu, nên lực lượng thanh tra giám sát ngân hàng cũng nên được trao chức năng này, để từ đó nắm bắt và phối hợp với cơ quan Công an điều tra, xử lý vi phạm.
Tin liên quan
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Sáng kiến tuyên truyền chính sách pháp luật bằng mã QR
13:15 | 19/11/2024 Hải quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics