Số hóa- Nền tảng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh
Tính cách người Việt và chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu; thay lao động chân tay bằng tự động hóa; thay vốn bằng tri thức và dữ liệu; thay đổi toàn diện mối quan hệ của chính quyền với người dân và giữa các chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc xóa bỏ các cơ chế trung gian trong chuỗi giá trị bằng công nghệ kết nối trực tiếp; thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như hành vi ứng xử của toàn xã hội.
Theo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), kinh tế số của Việt Nam đạt 9 tỷ USD vào năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Còn theo một nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm tới nếu chúng ta chuyển đổi số thành công. T
Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho chuyển đổi số, khi Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, được đào tạo tốt, tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi, thích sử dụng công nghệ. Xu hướng số hóa xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán đến giao thông, giáo dục, y tế... và đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Hàng năm, có hàng chục nghìn DN khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực số. Nhiều DN đã chứng tỏ được năng lực công nghệ số, thực hiện nhiều dự án công nghệ cao, như xe tự lái, robot… Những hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại không chỉ là việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa nguồn lực, gia tăng các trải nghiệm của con người mà còn là yếu tố giúp DN xây dựng được năng lực cạnh tranh, bắt kịp thời đại và dẫn đầu xu hướng.
Tại FPT, tập đoàn này đã cho ra mắt hàng loạt ứng dụng công nghệ hiện đại, như nền tảng tạo chatbot miễn phí (phần mềm trả lời tin nhắn tự động). Nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI cho phép người dùng tạo chatbot tùy theo nhu cầu kinh doanh… Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã xác định chiến lược ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bằng việc đẩy mạnh ứng dụng IoT, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… vào mọi hoạt động từ quản trị doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị. Đặc biệt, Tập đoàn Vingroup đã "sang tên" mảng bán lẻ với mục đích đẩy mạnh tập trung vào mảng công nghệ - công nghiệp, đón đầu các xu hướng chuyển đổi số trên thế giới.
Chuyển đổi số - áp lực “sống còn”
Chắc chắn, những công nghệ hiện đại khi đi vào hoạt động đều chịu nhiều áp lực và thử thách. Thực tế là nhiều quốc gia, kể cả quốc gia phát triển cũng đang rất “đau đầu” để cạnh tranh và tồn tại trong thời đại công nghệ số. Như tại Đức, Chính phủ nước này đã phải đưa ra đề án công nghệ cao năm 2020 để phát triển các sản phẩm về công nghệ trước những lo ngại mất khả năng cạnh tranh trong tương lai. Hay tại Trung Quốc, thời kỳ cạnh tranh bằng hàng hóa giá rẻ “Made in China” đã không còn, họ đã phát triển các sản phẩm không chỉ cạnh tranh về giá mà còn là công nghệ cao, chất lượng vượt bậc. Còn tại Ấn Độ, phong trào “Made in India” cũng đang tạo nên làn sóng đưa đất nước trở thành trung tâm công nghệ thế giới.
Chính vì thế, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài cuộc. áp lực từ công cuộc chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng, thậm chí mang tính “sống còn” đối với sự tồn tại của nhiều DN. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã từng nói, để chuyển đổi số thành công chắc chắn phải có khát vọng và ý chí sắt đá, phải đột phá ra khỏi tư duy vốn ràng buộc từ trước đến nay do các điều kiện khó khăn. “Chúng ta có cơ hội nhưng cũng không quên cơ hội cũng dành cho các quốc gia khác, nếu chúng ta không tận dụng tốt sẽ là thách thức”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Do đó, các DN Việt Nam đang rất nỗ lực và quyết tâm để chuyển đổi số. Hiện cả nước có gần 700.000 DN tư nhân, số DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng hơn gấp đôi, từ 1.800 DN năm 2016 lên khoảng 4.000 DN năm 2018.
Nói về vấn đề tác động của số hóa đến DN, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, “số hóa” đã lan tỏa đáng kể trong cộng đồng DN, tạo cơ hội “lớn lên” cho tất cả những ai biết “tư duy lại, thiết kế lại và xây dựng lại”. DN ở quy mô nào, nhỏ hay vừa hay là những tập đoàn lớn thì “số hóa” phải được “nhúng” vào mọi hoạt động cơ bản của sản xuất kinh doanh để đảm bảo và tăng cường khả năng cạnh tranh. Nghĩa là các DN phải làm chủ và sáng tạo công nghệ, để đủ sức cạnh tranh trong “sân chơi” toàn cầu, bởi nếu không thích ứng, không đổi mới, thì các DN tên tuổi cũng có thể phải thu hẹp quy mô, thậm chí bị đào thải khỏi thị trường. Đồng quan điểm, báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered đã cho rằng, để gia tăng khả năng thành công trước những thách thức như năng suất lao động thấp và việc phụ thuộc quá nhiều vào thương mại ngoại khối, các DN phải vận hành thông minh bằng các công nghệ mới như kết nối vạn vật quy mô công nghiệp, phân phối trên nền tảng số hóa…
Có thể thấy, các DN đều có niềm tin để chuyển đổi số bởi Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ đạo, nghị quyết để thúc đẩy chuyển đổi số cũng như việc áp dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì thế, Việt Nam cơ bản đã có “bàn đạp” vững chãi để tiến lên số hóa. Nhưng tất nhiên, những khó khăn và thử thách vẫn còn, như thể chế vẫn chưa cập nhật kịp thời, hạ tầng số còn thiếu và yếu, nguồn nhân lực chưa kịp thời đáp ứng… đặc biệt là khả năng cạnh tranh, cũng như tư duy tiến lên của DN trong nước vẫn còn chịu nhiều hạn chế, thậm chí đang bị “lép vế” so với các DN nước ngoài. Do đó, vấn đề là các DN phải biết tận dụng mọi thời cơ, tìm đường đi thích hợp để tiến lên, phải thay đổi tư duy, quyết tâm đầu tư, dám nghĩ – dám làm để bứt phá thành công.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Doanh nghiệp là hạt nhân của chuyển đổi số
Chuyển đổi số bao gồm bước một là số hoá. Không chỉ con người được số hoá mà tất cả các vật vô tri vô giác sẽ được số hoá. Bước hai của chuyển đổi số là hình thành các mối quan hệ mới trong nền kinh tế số, xã hội số - các mối quan hệ mới trong thế giới ảo. Nhưng chính những mối quan hệ mới này, những mô hình kinh doanh mới này mới phát huy hiệu quả của chuyển đổi số. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Nếu chúng ta có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên thành nước phát triển. Chuyển đổi số không cần nhiều cơ sở vật chất mà cái cần chính là thay đổi tư duy. Những nước đi sau như Việt Nam lại là cơ hội. Vậy ai sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này? Đó là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Là các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Việt Nam. Chúng ta phải phát triển thêm 50.000 doanh nghiệp ICT tại khắp các tỉnh, thành để đẩy nhanh chuyển đổi số Việt Nam. Vậy nên, các doanh nghiệp ICT, mỗi người phải nhận lấy một nền tảng số để xây dựng, góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia. (Trích phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Vietnam ICT Summit 2019) Bình Nam (ghi)
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc Ngân hàng SHB: SHB nỗ lực cao nhất để trở thành ngân hàng số Hiểu được rằng công nghệ thông tin là nền móng của Ngân hàng số, những năm gần đây, SHB luôn chú trọng phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin và triển khai đẩy mạnh số hóa ngân hàng. Hệ thống Corebank, Core Thẻ và Ngân hàng điện tử của SHB được trang bị những công nghệ hiện đại nhất, an toàn nhất và đầy đủ tính năng. Ngoài ra, SHB liên tục cải tiến các quy trình và sản phẩm dịch vụ với tôn chỉ áp dụng tối đa các công nghệ hiện đại nhất và khai thác tối đa dữ liệu khách hàng nhằm đơn giản hóa thủ tục, giúp khách hàng có thể giao dịch đa kênh và tiến tới giao dịch toàn kênh, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ thuận tiện nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của từng khách hàng; mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tiện ích nhất. Song song với việc tự nghiên cứu và triển khai số hóa quy trình, sản phẩm dịch vụ, SHB đã phối hợp với các tổ chức lớn, uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin như IBM, E&Y để tư vấn tổng thể về kế hoạch chuyển đổi số đảm bảo tận dụng tối ưu kinh nghiệm từ các tổ chức trong và ngoài nước nhằm chuyển mình thành ngân hàng số trong thời gian tới. D.Ngân (ghi) Ông Sanjay Chakrabarty - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP OCB: Ngân hàng số giúp đưa dịch vụ tài chính đến với nhiều khách hàng Trong xu hướng chuyển đổi số, Ngân hàng Phương Đông (OCB) liên tục đưa ra tiện ích mới nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Cụ thể, OCB đã ứng dụng công nghệ trong các hoạt động của ngân hàng, nhất là trong các nền tảng giao dịch, thanh toán từ lâu. Các dòng thẻ tín dụng, nền tảng ngân hàng điện tử và các hợp tác sâu rộng với đối tác, bao gồm cả những đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian. Chúng tôi triển khai đồng loạt các giải pháp tổng thể, bao gồm tối ưu hóa hoạt động chi nhánh. Cùng với đó chúng tôi xây dựng mạng lưới ATM, POS để hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán không tiền mặt mọi nơi. Thông qua hợp tác với các đối tác, chúng tôi mang đến những ưu đãi giá trị cao cho khách hàng như hoàn tiền, tặng điểm thưởng, khuyến mãi giảm giá. Không những vậy, các nền tảng hợp kênh và ứng dụng di động OCB OMNI còn song hành như một người bạn, giúp khách hàng giải quyết các nhu cầu về tài chính, bao gồm cả đầu tư, bảo hiểm, các tiện ích dịch vụ thường ngày. Do đó, bên cạnh yếu tố công nghệ, chúng tôi cũng phát triển đội ngũ có năng lực cao, tận tâm và coi khách hàng là quan trọng nhất. Chúng tôi coi trọng công nghệ, nhưng sẽ không có nghĩa lý gì nếu công nghệ không mang đến giá trị thực tiễn cho khách hàng. Nguyễn Hiền (ghi) Phó Tổng Giám đốc Bamboo Airways Trương Phương Thành: Số hóa giúp Bamboo Airways tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò chủ lực, Bamboo Airways không chỉ dừng lại ở nỗ lực mở rộng đội tàu bay và nâng cao chất lượng dịch vụ, mà còn đặc biệt chú trọng tiếp cận lĩnh vực công nghệ thông tin hàng không và tự động hóa, đầu tư hạ tầng công nghệ hướng tới mô hình Hãng hàng không số (digital airline). Trong đó, Bamboo Airways đã và đang tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào mọi hoạt động, từ thương mại, dịch vụ, an toàn khai thác, quản lý điều hành bay, quản lý kỹ thuật... Hãng chủ trương xây dựng đội bay hiện đại với xu hướng công nghệ mới nhất, đem đến trải nghiệm bay thoải mái và thú vị cho hành khách. Dịch vụ hàng không là một chuỗi các quy trình dịch vụ khác nhau phối hợp đồng bộ và chính xác, trong đó một trong hai kết quả được yêu cầu cao nhất của hành khách là tính đúng giờ. Với mỗi sai sót hoặc sự cố của một quy trình con tham gia cung ứng dịch vụ có thể gây nên sự chậm trễ nhiều chuyến bay có liên quan. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm hủy chuyến như do thời tiết, tình trạng kỹ thuật máy bay, sân bay khai thác... Để ứng phó với nguyên nhân trên, Bamboo Airways đã triển khai áp dụng CNTT ở các quy trình quản lý và khai thác nhằm rút ngắn thời tác nghiệp nhưng vẫn đảm bảo an toàn và chính xác. Một trong số đó là việc áp dụng hệ thống kiểm soát điều hành bay hiện đại, giúp theo dõi được vị trí chính xác của máy bay mọi lúc mọi nơi. Tiêu chuẩn trong ngành là 15 phút theo dõi vị trí 1 lần, tuy nhiên mọi chuyến bay của Bamboo Airways đều được theo dõi 1 phút 1 lần. Kế hoạch bay và tình hình thực tế bay được cung cấp bằng hình ảnh trực quan giúp thuận tiện trong việc giám sát. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp thông tin dự báo thời tiết, quyết định từ Trung tâm điều khiển không lưu; chủ động ghi nhận thông số kỹ thuật của máy bay, tự động đề xuất xây dựng kết cấu bảo dưỡng và cảnh báo tình trạng của máy bay.... Ngoài việc áp dụng công nghệ để tăng tốc trong các khâu làm thủ tục cho hành khách, Hãng đưa ra nhiều giải pháp, chính sách đồng bộ, kịp thời, bao gồm sự quản lý khoa học và khả năng lên kế hoạch chuẩn xác. Trong năm 2020 Bamboo Airways đang đẩy nhanh kế hoạch phủ sóng mạng bay nội địa và quốc tế, song song với việc mở rộng đội bay theo hướng chuẩn hóa. Các thị trường châu Âu, châu Úc, châu Mỹ… cũng đang được Bamboo Airways xúc tiến để mở đường bay thẳng bằng dòng máy bay thân rộng hiện đại. Hiện, đội bay của Bamboo Airways bao gồm các dòng máy bay Airbus A321neo, A320neo, sắp tới là đón Boeing 787-9 Dreamliner vào tháng 12/2019, dự kiến đạt 30 máy bay vào quý I/2020, đặt mục tiêu tiếp tục phát triển lên 100 máy bay vào năm 2025. Với những kế hoạch trên, chúng tôi đang tăng tốc tới mục tiêu chiếm 30% thị phần hàng không nội địa vào năm 2020. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics