SGK tiếng Anh lớp 1 chưa được công bố: Do tác giả viết sách không phải người Việt Nam
Lựa chọn sách giáo khoa mới: Nhiều địa phương đã sẵn sàng | |
Bộ Giáo dục lên tiếng về việc "phá sản" bộ SGK có kinh phí 16 triệu USD | |
Nhiều điểm mới trong sách giáo khoa mới |
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Ảnh ĐH |
Theo Bộ GD&ĐT, trong số 38 SGK các môn học, hoạt động giáo dục được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thông qua thì môn tiếng Anh chiếm ưu thế tuyệt đối khi tất cả 6 bản thảo SGK đều được đánh giá “đạt”. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT mới chỉ phê duyệt 32 SGK của các môn học và hoạt động giáo dục mà không có môn tiếng Anh.
Lý giải vấn đề này, Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho biết, 6 bản thảo SGK tiếng Anh lớp 1 là môn học tự chọn sẽ được công bố phê duyệt sau. Từ thông tin, dư luận xã hội đã đặt câu hỏi, lí do gì Bộ GD&ĐT chưa công bố 6 bản thảo SGK tiếng Anh?
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, thực tế hiện nay các nhà xuất bản đều đã hoàn thiện SGK tiếng Anh lớp 1 và được hội đồng thẩm định sách giáo khoa thông qua. Tuy nhiên, đến nay Bộ GD&ĐT vẫn chưa phê duyệt cuốn sách này do tác giả không phải người Việt Nam.
“Sách này đã được viết, hội đồng thẩm định đã thông qua, nhưng Bộ vẫn chưa phê duyệt. Hội đồng thẩm định thông qua có nghĩa là những cuốn sách này đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về mặt nội dung, hình thức, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Tất cả các tiêu chí đều đã đáp ứng, nhưng vì sao Bộ vẫn chưa phê duyệt? Theo tôi được biết thì vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ Bộ muốn tác giả viết sách phải có người Việt Nam, thậm chí người Việt Nam làm chủ biên, nhưng tất cả các cuốn sách tiếng Anh này lại đều do người nước ngoài viết”, GS Thuyết cho hay.
Theo Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Thông tư 33 của Bộ GD&ĐT không hề quy định tác giả viết SGK phải là người Việt Nam. Phải chăng chỉ vì ngại dư luận bàn tán mà Bộ GD&ĐT không muốn phê duyệt sử dụng những cuốn SGK của tác giả nước ngoài?
Cũng theo Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới, phần lớn những cuốn sách nói trên từ nhiều năm nay đã được sử dụng rộng rãi trên cả nước, trong đó có Hà Nội, TPHCM.
GS Thuyết cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc các nước sử dụng SGK của nhau là bình thường. Ví dụ, SGK nhiều môn học phổ thông của Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) đang được sử dụng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Ngay Australia cũng sử dụng SGK Khoa học Xã hội và Nhân văn do Đại học Cambridge viết theo chương trình giáo dục phổ thông Australia. Thời buổi hội nhập này mà vẫn bế quan tỏa cảng thì học sinh và giáo viên Việt Nam khó có cơ hội được tiếp cận những cuốn SGK nước ngoài.
“Tôi được biết đang có ý kiến chỉ đạo phải bổ sung chủ biên là người Việt Nam. Thực tế, chuyên gia Việt Nam đã cùng làm việc với các tác giả nước ngoài để họ chỉnh sửa theo chương trình Việt Nam. Nhưng các chuyên gia Việt Nam đóng vai trò gì trong cuốn sách là thỏa đáng: là cố vấn, là tác giả hay chủ biên? Điều này phụ thuộc vào đóng góp của mỗi chuyên gia nhất định và thỏa thuận với tác giả cũng như nhà xuất bản nước ngoài.
Tôi vẫn cho rằng giả sử trình độ lý luận của các chuyên gia ngang nhau thì một người nói tiếng Anh viết sách dạy tiếng mẹ đẻ của mình cho người nước ngoài sẽ tốt hơn là một người sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ viết. Ít nhất là ngôn ngữ trong sách sẽ “đặc Anh” hơn, thật hơn. Nhiều người ra nước ngoài hoặc tiếp xúc với người nước ngoài đều biết nói đúng ngữ pháp nhiều khi chưa chắc đã là đúng vì thực tế người nước ngoài không nói như vậy.
Những cuốn SGK nước ngoài viết tốt là nguồn chất xám nước ngoài viện trợ cho mình. Không nên dựng rào cản để bỏ lỡ cơ hội được viện trợ chất xám”, GS Thuyết nói.
Tin liên quan
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phân biệt thật-giả sách giáo khoa và đồ dùng học tập
14:59 | 20/08/2024 An ninh XNK
Không ưu tiên IELTS
15:03 | 27/02/2024 Người quan sát
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics