Sếp EVN: Không ai được hưởng lợi để cố tình làm sai tiền điện
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Tại buổi kiểm tra công tác ghi chỉ số lập hóa đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị của khách hàng mới đây, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN nhấn mạnh: “Các sự cố ghi nhầm số điện vừa qua ở Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An… chúng tôi đánh giá là các sự cố cá nhân và đây là điều rất đáng tiếc. Những cán bộ, nhân viên điện lực liên quan đến việc ghi nhầm chỉ số đang phải nhận các hình thức kỷ luật rất nặng”.
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN phân tích rõ hơn, quá trình từ lúc ghi chỉ số, lập hoá đơn, phát hành hoá đơn, thông báo và khách hàng trả tiền điện đều độc lập. Người ghi số điện thì không tính hoá đơn, người lập hoá đơn không thu tiền điện... Vì thế, không ai được hưởng lợi để cố tình làm sai.
Về một số trường hợp ghi sai chỉ số công tơ, dẫn tới tính nhầm tiền điện cho khách hàng vài chục triệu đồng xảy ra tại Quảng Ninh, Quảng Bình, lãnh đạo Ban Kinh doanh thừa nhận vẫn còn một số nhân viên chưa làm tròn trách nhiệm và sẽ có những điều chỉnh để đảm bảo quy trình.
"Người đi ghi thì vậy, nhưng người ngồi ở văn phòng thấy tăng vài chục lần mà không phát hiện ra thì thiếu trách nhiệm", ông Dũng nói.
Ở góc độ đại diện quyền lợi người tiêu dùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ quan điểm, khi hóa đơn tiền điện tăng cao, khách hàng có thắc mắc là điều dễ hiểu. Quan trọng là khi đi kiểm tra, rà soát lại, nhân viên có thể giải thích rõ ràng để khách hàng hiểu.
Ở góc độ xử lý các cán bộ ghi nhầm số điện, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, việc ngành điện đình chỉ công tác, kỷ luật cả Giám đốc điện lực địa phương chứ không phải chỉ nhân viên là đúng đắn. Việc nhầm lẫn hóa đơn tiền điện lên tới 90 triệu đồng là tắc trách quá.
Là khách hàng vừa khiếu nại lên Trung tâm chăm sóc khách hàng về hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, ông Hà Văn Dũng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Gia đình ông vẫn dùng các thiết bị như thường lệ nhưng hóa đơn tiền điện lại tăng từ 470 số tháng 5 lên đến hơn 900 số điện trong tháng 6.
“Tôi thấy bất bình thường vì tất cả thiết bị không thay đổi, thời gian dùng không thay đổi. Tôi cũng yêu cầu điện lực Thanh Xuân kiểm định lại công tơ điện. Kết quả kiểm định cho thấy đồng hồ không có vấn đề gì thì tôi cũng phải chấp nhận vì đã qua kiểm định. Tuy nhiên, tôi chưa thấy thỏa mãn lắm với kết quả”, ông Dũng nói.
Với tư cách người sử dụng điện ông Dũng không khẳng định bên nào đúng bên nào sai mà chỉ kiến nghị xem lại biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt cho phù hợp bởi vì người dân phản đối rất nhiều việc này.
Để hạn chế tối đa các sai sót trong việc ghi chỉ số điện, ông Võ Quang Lâm cho biết sẽ tiếp tục kiện toàn hơn nữa quy định cán bộ công nhân viên ý thức tuân thủ công vụ trong ngành thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao.
Đồng thời, từ nay đến năm 2025 từng bước hiện đại hóa hệ thống đo đếm số điện cho người dân. Việc phủ rộng công tơ điện tử với chức năng đo xa cũng là biện pháp để hạn chế các sai sót xảy ra.
“Chúng tôi cũng cảnh báo các cấp quản lý khi hóa đơn của người dân có chỉ số tiêu thụ tăng đột biến, tăng 100%, 200%, hay 300% thì phải giám sát quản lý để phát hiện kịp thời, xử lý ngay trước khi cung cấp thông tin cho khách hàng”, ông Võ Quang Lâm nói.
Công tơ điện tử đo xa được hiểu là nhân viên điện lực không trực tiếp đọc số bằng mắt thường, mà thu thập chỉ số công tơ thông qua việc đo xa và đo gần. Những loại công tơ điện tử áp dụng công nghệ cao hơn thì tự động chuyển số liệu về trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, có một số công tơ điện tử vẫn phải đo gần, nghĩa là thay vì gửi thẳng tín hiệu về hệ thống, thì nhân viên cầm 1 thiết bị đến chân công tơ, công tơ truyền số liệu đến thiết bị cầm tay, rồi truyền về hệ thống. |
Tin liên quan
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics