Sẽ mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử
656 DN dùng hóa đơn điện tử
Số lượng DN sử dụng hóa đơn điện tử luôn tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2011 mới chỉ có 30 DN sử dụng hóa đơn điện tử thì đến năm 2015 con số này đã là 331 và năm 2016 là 656 DN. Theo đó số lượng hóa đơn điện tử DN sử dụng cũng tăng qua các năm, nếu năm 2011 số lượng hóa đơn điện tử sử dụng mới chỉ là 9.014 hóa đơn thì năm 2016 đã tăng lên hơn 277 triệu hóa đơn. |
Các Nghị định về hoá đơn đã góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hóa đơn, như: Quy chuẩn hóa các quy trình quản lý, thanh tra, kiểm tra hóa đơn trong nội bộ cơ quan Thuế, xây dựng phần mềm cập nhật các thông tin hóa đơn đã phát hành và hóa đơn không còn giá trị sử dụng để hỗ trợ DN, hỗ trợ cơ quan Thuế trong việc tra cứu hóa đơn của các DN đã phát hành hóa đơn và hóa đơn của các DN bỏ trốn.
Việc triển khai áp dụng hoá đơn điện tử do các DN lựa chọn cũng đã đem lại nhiều lợi ích. Hiện nay trên phạm vi cả nước đã có 656 DN thực hiện hoá đơn điện tử với số lượng hóa đơn điện tử đã sử dụng khoảng 277,98 triệu hoá đơn/năm 2016. Cơ bản các tỉnh, thành trên cả nước đều đã có DN sử dụng hóa đơn điện tử, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM và là các DN lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, có hạ tầng công nghệ thông tin phát triển (như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn-Hà Nội,...). Việc áp dụng hóa đơn điện tử tại các DN nêu trên được đánh giá có kết quả tốt, được khách hàng chấp thuận, mang lại hiệu quả thiết thực về thời gian và tiết kiệm chi phí cho DN; qua đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý kinh doanh, hạch toán kế toán nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh của DN. Về phía khách hàng, thói quen sử dụng hóa đơn giấy của khách hàng đã dần thay đổi, khách hàng đã hợp tác hơn với DN sử dụng hóa đơn điện tử. Khách hàng cũng đã thuận tiện trong thanh toán, có thể truy cập vào website của bên bán để xem và tải hóa đơn khi cần do đó khách hàng không phải lưu trữ, bảo quản hóa đơn, tránh rủi ro mất hóa đơn và tiết kiệm được chi phí do không phải in ra giấy.
Đặc biệt, việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế vừa góp phần giảm thời gian, chi phí về hoá đơn cho DN, vừa góp phần hạn chế các hành vi gian lận về hoá đơn. Hiện nay, đã có 315 DN đăng ký với cơ quan thuế phát hành hóa đơn mã xác thực của cơ quan Thuế. Trong đó Hà Nội có 201 DN; TP.HCM có 114 DN. Tính đến hết ngày 2/12/2016, tổng số hóa đơn đã phát hành và được xác thực là 2.449.548 hóa đơn, tổng tiền doanh thu đã xác thực là 18.934 tỷ đồng và tổng số thuế đã xác thực là 880,8 tỷ đồng). Thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế giúp giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho DN, khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn.
Mở rộng đối tượng áp dụng
Tuy đạt nhiều kết quả tích cực, song, nhiều vướng mắc, bất cập đã xuất hiện cần phải được giải quyết, do đó, Bộ Tài chính đang dự tính sửa Nghị định về hoá đơn với những quy định cụ thể hơn về hoá đơn điện tử.
Trước tiên, Bộ Tài chính đề nghị quy định tách biệt giữa hóa đơn giấy theo hình thức đặt in, tự in và hóa đơn điện tử. Cùng với đó, nhằm đáp ứng yêu cầu của Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là cơ bản thực hiện hoá đơn, chứng từ điện tử trong năm 2018, Bộ Tài chính dự kiến mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử của DN và đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế. Cụ thể, đối với hóa đơn điện tử của DN, đối tượng áp dụng sẽ là những DN đã áp dụng sẽ tiếp tục áp dụng hóa đơn điện tử của DN; DN, tổ chức kinh doanh đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan Thuế, hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; DN, tổ chức kinh doanh có mã số thuế đang sử dụng hóa đơn giấy in từ hệ thống máy tính trước ngày 1/1/2018 nếu có đủ điều kiện nêu trên thì sử dụng hóa đơn điện tử của DN từ ngày 1/1/2018 trong hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; DN, tổ chức kinh doanh mới thành lập nếu đủ điều kiện.
Để sử dụng hóa đơn điện tử của DN, tổ chức kinh tế chỉ cần đáp ứng 3 điều kiện là: Cơ sở kinh doanh đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan Thuế hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật; có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm.
Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng đối tượng sử dụng gồm: DN, tổ chức kinh doanh đang sử dụng trước ngày 1/1/2018; DN, tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan Thuế trước ngày 1/1/2018; tổ chức kinh doanh có mã số thuế đang sử dụng hóa đơn giấy in từ hệ thống máy tính trước ngày 1/1/2018 nhưng không sử dụng hóa đơn điện tử của DN; các DN vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; DN có rủi ro cao về việc chấp hành pháp luật thuế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế; DN mới thành lập nếu không sử dụng hóa đơn điện tử của DN, không mua hóa đơn do cơ quan Thuế đặt in thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế trong thời gian 6 tháng; DN vừa và nhỏ ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn nếu không sử dụng hóa đơn điện tử của DN thì được cơ quan Thuế hỗ trợ để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế; hộ kinh doanh theo lộ trình của Bộ Tài chính phù hợp với quy mô, ngành nghề, địa bàn.
Dự thảo Nghị định đang được Bộ Tài chính xin ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành vào cuối năm 2017.
Tin liên quan
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
10:29 | 27/10/2024 Tài chính
Đảm bảo hài hòa lợi ích “3 nhà” khi áp thuế GTGT 5% với phân bón
07:02 | 27/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK