Sản xuất xi măng, thép và nhựa có tiềm năng lớn giảm phát thải cacbon
Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: N.H |
Tại hội thảo, ông Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng ban Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sản xuất xi măng, thép và nhựa là những ngành thuộc 2 lĩnh vực phát thải khí nhà kính chính ở Việt Nam. Đây cũng là những đối tượng chính chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg yêu cầu thực hiện kiểm kê khí nhà kính từ năm 2024 và đề xuất giảm phát thải khí nhà kính, biện pháp, giải pháp can thiệp.
Do đó, ông Linh cho rằng các đơn vị sản xuất xi măng, thép và nhựa dự kiến sẽ là các bên liên quan tích cực tham gia thị trường cacbon trong nước (thí điểm vào năm 2025) và các mô hình kinh tế tuần hoàn. Việc giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực sản xuất được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ cac bon thấp, chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển thị trường cacbon trong nước và các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Ở góc độ hiệp hội, ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước sản xuất xi măng lớn trên thế giới. Trong quá trình phát triển, ngành xi măng Việt Nam đã không ngừng hiện đại hóa công nghệ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, điện năng và đã đạt được những kết quả ban đầu khá tốt.
Theo ông Long, hiện đã có một số doanh nghiệp sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế, tận dụng nhiệt thải lò nung phát điện, giảm chi phí năng lượng trong các khâu sản xuất. Nhờ đó, mức phát thải CO2 đã giảm dần và khả năng sẽ đạt các mục tiêu được nêu trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Long cũng chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết để có thể giảm mức phát thải CO2 trong sản xuất xi măng nhiều hơn nữa, tiến tới mục tiêu Net – Zero của Việt Nam vào năm 2050. Đó là tiếp tục đẩy nhanh các thành tựu đã đạt được trong những năm qua; xây dựng cơ chế tính bù trừ mức phát thải cacbon khi sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế, đặc biệt là khi sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế nung clanker, xi măng. Bên cạnh đó, cần hình thành thị trường cac bon trong nước và trợ giá (từ nhà nước, đơn vị phát thải) cho các doanh nghiệp xi măng sử dụng chất thải trong sản xuất.
Ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng (Enerteam) đánh giá, tiềm năng giảm phát thải CO2 cho các ngành công nghiệp (xi măng, thép, nhựa) của Việt Nam còn nhiều và khả thi triển khai. Theo đó, bên cạnh sự quan tâm đầu tư, áp dụng công nghệ của doanh nghiệp, cần có hỗ trợ và khuyến khích của Chính phủ và các cơ quan liên quan như: xây dựng định mức phát thải ngành và hướng dẫn kỹ thuật áp dụng; xây dựng năng lực và hỗ kỹ thuật cho doanh nghiệp nhận dạng và nắm rõ các công nghệ khử cacbon phù hợp của ngành áp dụng vào doanh nghiệp mình. Ngoài ra còn cần thúc đẩy hỗ trợ tài chính xanh và sạch cho doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận và mạnh dạn áp dụng các công nghệ khử cacbon.
Tin liên quan
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thuế GTGT đối với mặt hàng quạt trần công nghiệp
07:55 | 29/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform