Sản xuất công nghiệp vẫn đối mặt nhiều thách thức
Dệt may là ngành hàng điển hình đang chịu nhiều áp lực về tồn kho, khó khăn đầu ra. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tồn kho cao
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sản xuất công nghiệp trong quý 2/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên giá trị tăng thêm chỉ đạt 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96% và là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm 2011-2020. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất trong 6 tháng đầu năm giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất xe có động cơ giảm 16,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,3%; sản xuất đồ uống giảm 8,8%; sản xuất trang phục giảm 4,7%...
Nhắc tới sản xuất công nghiệp, đáng chú ý hơn cả là trong khi nửa năm qua, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,6%) thì theo chiều ngược lại, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm khá cao với 78,9% (cùng kỳ năm trước là 74,9%). Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao có thể kể đến như: Dệt 118,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 104,7%; sản xuất xe có động cơ 97,3%...
Từ góc độ ngành hàng, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thời gian gần đây ngành dệt may đã xảy ra tình trạng hàng hóa nguyên liệu về, sản xuất ra quần áo nhưng không xuất được, chất đầy kho. Khi dịch Covid-19 dần được khống chế tốt hơn tại các quốc gia, nhu cầu khẩu trang giảm xuống, trong khi nhu cầu về quần áo thông thường lại chưa thực sự đi lên.
Với một ngành hàng có kim ngạch XK hàng chục tỷ USD khác là da giày, câu chuyện cũng không mấy khả quan. Theo Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm nay, XK da giày, túi xách đã giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều DN lớn trong ngành đang phải đối diện với khó khăn cả đầu vào lẫn đầu ra. "Trước sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, DN phải xoay xở đủ cách để ổn định sản xuất, giữ chân công nhân. Điển hình như, DN nỗ lực tìm nguồn hàng ở các thị trường nhỏ lẻ, chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng ngoài mặt hàng chính", đại diện Hiệp hội cho hay.
Nhiều áp lực
Nhìn nhận về nguyên nhân khiến cho những kết quả sản xuất công nghiệp đạt được nửa đầu năm chưa như kỳ vọng, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) nêu rõ: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu NK phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực ngày 1/1/2020 đã thay đổi thói quen uống rượu, bia của người dân, từ đó ảnh hưởng đến ngành sản xuất đồ uống.
Từ câu chuyện ngành dệt may nhìn rộng ra các ngành sản xuất công nghiệp khác, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, nửa cuối năm vẫn còn nhiều áp lực với ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung. "Dự kiến, XK dệt may cao nhất chỉ có thể đạt 34 tỷ USD, trong khi mục tiêu đặt ra là 40-42 tỷ USD. Mức sụt giảm XK của quý 1, quý 2 chưa nhiều, quý 3 mới nặng nề. Bởi những đơn hàng quay trở lại có khó khăn là phải thăm dò sức mua của nước NK, cộng với áp lực nguồn cung thiếu hụt", ông Giang nhấn mạnh.
Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cũng dự báo phải từ tháng 10 trở đi, thị trường mới sôi động trở lại. Động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành chính là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sắp có hiệu lực. Dự kiến, giá trị XK cả năm nay của toàn ngành sẽ giảm khoảng 5,5 tỷ USD so với kim ngạch XK 22 tỷ USD của năm 2019.
Một trong những ngành sản xuất công nghiệp được đánh giá sẽ đối mặt không ít khó khăn trong thời gian tới còn là chế biến, XK gỗ và sản phẩm gỗ, bắt nguồn từ các khó khăn thị trường liên tiếp xảy ra. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc đã có thông báo chính thức áp tạm thuế chống bán phá giá lên sản phẩm gỗ dán xuất xứ từ Việt Nam, ngoài 6 công ty có mức thuế chống bán phá giá riêng thì mức áp chung cho tất cả các công ty XK gỗ dán là 10,54%. Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã chính thức khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam.
Nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong những tháng tới, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề xuất các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để DN tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, kịp thời; hỗ trợ cộng đồng DN trong việc tìm thị trường NK nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế...
Liên quan tới vấn đề này, Bộ Công Thương xác định thời gian tới sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm nhằm đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế; khuyến khích các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các DN sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày (là các ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu NK) tăng cường sản xuất, kết nối với các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (đặc biệt là các DN FDI) để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa. Bộ Công Thương cũng xác định sẽ đẩy mạnh xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định này.
Tin liên quan
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV phấn đấu sản xuất 3,4 triệu tấn than trong tháng 11/2024
07:35 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
10:39 | 13/11/2024 An ninh XNK
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics