Sẵn sàng đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nội địa và xuất khẩu
hứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến |
Dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, gây ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp. Bộ NN&PTNT đã có những định hướng, kế hoạch duy trì sản xuất, đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch cụ thể và chi tiết.
4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch XNK nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,07 tỷ USD. Trong đó, XK đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước; NK đạt khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 48,7%; xuất siêu khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 41,1%. Năm 2021, ban đầu ngành NN&PTTN đặt mục tiêu XK nông, lâm, thuỷ sản sẽ đạt trên 42 tỷ USD. Tuy nhiên, cuối năm 2020, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành NN&PTNT năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (thời điểm đó còn là Thủ tướng Chính phủ) đã nhấn mạnh mong muốn toàn ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 44 tỷ USD năm 2021. |
Về lương thực năm nay sẽ phấn đấu đạt 43 triệu tấn lúa, được phân bổ như sau: 14,5 triệu tấn cho tiêu thụ trong nước; 7,5 triệu tấn cho chế biến, 3,5 triệu tấn dự trữ, 1 triệu tấn làm giống, 13,5-13,8 triệu tấn cho XK.
Về rau, khả năng sản lượng cả năm đạt trên 18 triệu tấn, trong đó hơn 4 triệu tấn cho xuất khẩu; về các loại quả cũng đạt trên 5 triệu tấn. Ngoài ra, sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 8,6 triệu tấn; chăn nuôi đạt 5,6 triệu tấn thịt, 15 tỷ quả trứng và 1,2 triệu tấn sữa ….
Mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp đã được tính toán linh hoạt hơn. Ví dụ trong trồng trọt đợt vừa qua, toàn ngành tổ chức xuống giống lúa sớm 15-20 ngày nên tránh được đợt hạn mặn. Hiện nay trồng trọt đang theo hướng giảm diện tích, tăng năng suất nên vẫn đạt được sản lượng theo yêu cầu. Trong lĩnh vực trong chăn nuôi gia cầm và thủy sản, hiện nay giá thức ăn tăng lên thì tính toán lại chu trình vào đàn thật hợp lý.
Bên cạnh đảm bảo nguồn cung lương thực thực phẩm trong nước, xin Thứ trưởng cho biết, việc đảm bảo mục tiêu XK nông, lâm, thuỷ sản liệu sẽ phải đối mặt khó khăn ra sao trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Bên cạnh dịch Covid-19, ngành nông nghiệp hiện còn đối mặt với những khó khăn khác. Tuy nhiên, Việt Nam có hệ thống sinh thái nông nghiệp đặc thù khác với các nước. 13.500 DN, 17.000 hợp tác xã, hơn 34.000 trang trại và 8,6 triệu hộ nông dân kết thành hệ sinh thái tương đối vững chắc để đảm bảo cung cấp lương thực.
Cùng với việc nâng cao yếu tố truy xuất nguồn gốc, đảm bảo nguồn cung thì toàn ngành có thể đảm bảo mục tiêu XK. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang đề nghị các địa phương, đặc biệt là các DN cần lưu ý hơn trong xây dựng thương hiệu các sản phẩm. Đây là nội dung đã triển khai nhiều năm qua, song giờ lại càng phải quan tâm hơn đến yếu tố thương hiệu, sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc.
Chúng tôi kỳ vọng với việc cải thiện môi trường kinh doanh, thời gian tới sẽ có đông đảo DN lớn đầu tư vào ngành nông nghiệp hơn. Nếu có các DN lớn kết nối với các trang trại, hợp tác xã và bà con nông dân thì ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ có hệ sinh thái bền vững, nguồn cung ổn định, từ đó cũng giúp XK tốt hơn.
Một số ý kiến cho rằng, trong toàn chuỗi sản xuất ngành nông nghiệp hiện nay cần đặc biệt chú ý đảm bảo an toàn cho khâu chế biến để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 tới đảm bảo lương thực thực phẩm trong nước cũng như XK. Quan điểm của Thứ trưởng như thế nào?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Hiện nay, các đơn vị chế biến đang là khâu trọng yếu nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước cũng như đảm bảo cho XK. Trong thời gian qua, ngoài chỉ đạo khu vực nuôi và khai thác, Bộ NN&PTNT cũng đã tập trung cao độ chỉ đạo giữ an toàn các nhà máy chế biến. Hầu như các cơ sở chế biến đều thực hiện cho công nhân ăn nghỉ tại chỗ, thực hiện tốt 5K nên chưa có 1 DN chế biến trong ngành nông nghiệp bị phát sinh dịch bệnh.
Phấn đấu đạt 43 triệu tấn lúa năm 2021. Ảnh: ST |
Ngoài chú trọng khâu chế biến, xin Thứ trưởng cho biết thêm về định hướng chỉ đạo sản xuất toàn ngành thời gian tới để ứng phó tốt nhất với những khó khăn mà dịch Covid-19 gây ra?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, cần triển khai đồng bộ các giải pháp. Trước hết về tái cơ cấu, tập trung 3 trục sản phẩm: Sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng và sản phẩm địa phương; tùy đối tượng và vùng sinh thái sẽ có những chỉ đạo cụ thể. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường thực sự thuận lợi cho DN; cần dự báo thị trường chính xác hơn nữa để sản xuất đáp ứng thị trường 100 triệu dân và thị trường XK.
Ngoài ra, việc phối hợp giữa Bộ NN&PTNT và địa phương trong tái cơ cấu phải thực hiện nghiêm túc. Việc tiêu thụ sản phẩm cũng phải phối hợp với Bộ Công Thương một cách linh hoạt, chủ động. Ví dụ, cá tra ở miền Nam thời gian vừa qua giá xuống thấp, hai Bộ đã kết nối giữa thị trường phía Nam và phía Bắc tương đối thành công. Rút kinh nghiệp đợt Covid-19 trước có một số địa phương không tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp ở một số điểm cục bộ, lần này sẽ có những ứng phó linh hoạt hơn.
Đáng chú ý, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Khó nhất hiện nay là hạ tầng chế biến, kho bãi dự trữ, cụ thể là kho lạnh còn hạn chế. Trong khi đó, muốn nâng cấp hạ tầng cần huy động nhiều nguồn vốn và công nghệ. Những năm gần đây tuy thương mại nông sản có nhiều bước tiến, song khâu đầu tư hạ tầng nông nghiệp mới chiếm 5,7% ngân sách. Việc này rất hạn chế, đặc biệt trong điều kiện thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường hơn...
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK