Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Tăng sức bật cho cụm cảng Cái Mép - Thị Vải Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu: Tạo thuận lợi để thu hút hàng hóa về cụm cảng Cái Mép - Thị Vải Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ |
Lưu lượng hàng hóa XNK qua cụm cảng Cái Mép - Thị Vải được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới. Ảnh: T.L |
Nhu cầu đang tăng
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi và sắp xếp lại, việc tham gia nhiều hiệp định FTA song phương và khu vực của Việt Nam là chất xúc tác giúp các công ty sản xuất toàn cầu đến Việt Nam như một cứ điểm hiệu quả về chi phí để xuất khẩu sang Hoa Kỳ, châu Âu cũng như nội khối châu Á.
Theo số liệu ước tính của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, kim ngạch xuất nhập khẩu làm thủ tục tại đơn vị trong năm 2024 đạt 26,5 tỷ USD, tăng trưởng 11,4% so với năm 2023. Riêng về hàng hóa vận chuyển bằng container qua các cảng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng ghi nhận đến tháng 11/2024 đã đạt gần 38%, đạt 3,85 triệu TEU. Trong đó, nhập khẩu là 905 nghìn TEU và xuất khẩu là 2,94 triệu TEU. |
Trong xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ này, lưu lượng hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường Mỹ và châu Âu chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới. Điều này mở ra cơ hội tăng trưởng rất lớn cho các cảng biển của Việt Nam. Trong đó, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải với vị thế là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực trong làn sóng dịch chuyển này.
Tại một hội nghị tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua ở TPHCM, Cảng Gdańsk - cảng biển lớn nhất Ba Lan đã công bố các kết nối tàu biển mới giữa cảng Gdańsk và Vũng Tàu sẽ được khởi động vào đầu năm 2025 với các dịch vụ hàng tuần của hãng tàu MSC gồm BRITANNIA (hướng Tây) và ALBATROS (hướng Đông) cũng như các dịch vụ bổ sung hàng tuần do liên minh GEMINI điều hành. Chia sẻ về kế hoạch này, bà Dorota Pyć, Giám đốc điều hành, Cảng vụ Gdańsk bày tỏ mong muốn có thể đón đầu sự tăng trưởng hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu.
Ngoài cảng Gdańsk, từ năm 2022 đến nay, các liên minh hãng tàu đã đưa thêm 17 tuyến dịch vụ mới vào Cái Mép - Thị Vải, nâng tổng số chuyến tàu khu vực này lên 51 tuyến/tuần. Đây được xem là bước phát triển nhảy vọt, chưa từng xảy ra trong suốt 14 năm khai thác của Cái Mép - Thị Vải.
Ông Nguyễn Thanh Sang, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho biết, số chuyến tàu mẹ container đi biển xa tại Cái Mép - Thị Vải đã tăng từ 20 chuyến/tuần vào năm 2016 lên 37 chuyến/tuần năm 2024. Trong đó, đội tàu có trọng tải lớn nhất vẫn đang định kỳ hàng tháng vào làm hàng tại khu cảng Cái Mép. Đặc biệt, bến cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link được Bộ Giao thông vận tải cho phép đón các siêu tàu container chở 24.188 TEU (giảm tải), từ đó, lượng hàng hóa đến các cảng này ngày càng tăng cao.
Tháo gỡ rào cản, tạo đà bứt phá
Tuy đạt được những kết quả khả quan trong đầu tư, khai thác, song theo ông Nguyễn Thanh Sang, các cảng tại Cái Mép - Thị Vải vẫn đang tồn tại nhiều trở ngại không nhỏ cho hãng tàu, chủ hàng, cản trở sự hình thành “chân hàng” chắc chắn tại khu cảng này. Ví dụ như quy định mỗi bến cảng là một cửa khẩu riêng biệt đang phát sinh nhiều trở ngại.
Một tàu mẹ làm hàng tại khu bến Cái Mép sẽ có rất nhiều container được chuyển đến và đi từ các quốc gia khác nhau hoặc vận chuyển nội địa từ hệ thống cảng, bến thủy nội địa phải thực hiện thủ tục mở lại tờ khai vận chuyển độc lập với nhiều “trường thông tin”, mặc dù các thông tin này đều đã được khai trước đó và với cùng một Chi cục Hải quan Cái Mép – cơ quan quản lý chung cho toàn bộ khu bến Cái Mép. Bên cạnh đó là việc phát sinh chi phí, thời gian, công sức do phải thực hiện lại việc niêm phong, kẹp chì (seal) cho các container chuyển cảng. Ngay cả cơ quan Hải quan cũng phải bố trí thêm nhân lực để thực hiện.
Bên cạnh đó, theo các DN khai thác cảng trong khu bến Cái Mép, tình trạng tàu container có nhu cầu thay đổi cảng cập đang có xu hướng gia tăng do lượng hàng qua cảng phát triển nhanh chóng nhưng cầu bến chưa sẵn sàng do nhiều nguyên nhân. Theo quy định hiện nay, khi muốn đổi qua cảng khác, thông tin đã khai báo trên “Cargo Manifest” trước đó phải được điều chỉnh lại và việc này sẽ mất rất nhiều thời gian.
Những trở ngại trên phần nào khiến các DN logistics trên địa bàn đến nay vẫn nhỏ lẻ, khó phát triển và không mặn mà trong đầu tư, sáp nhập để tăng quy mô, tính cạnh tranh dù có lợi thế về cảng biển, có khối lượng hàng hóa luân chuyển qua cảng rất lớn. Thực tế, đối với các hãng tàu, chủ hàng khi lựa chọn cảng đến, yếu tố thông quan nhanh để tiết giảm thời gian và giảm chi phí logistics là những tiêu chí quan trọng.
Trước những vấn đề còn tồn tại như trên, cùng khối lượng hàng hóa dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Sang cho biết, ngành Hải quan đang xúc tiến nhiều giải pháp để tháo gỡ những khó khăn cho khu vực này. Cụ thể, Tổng cục Hải quan đang dự thảo điều chỉnh các nghị định, thông tư liên quan đến giám sát hải quan theo hướng tạo thuận lợi cho hàng hóa luân chuyển giữa các bến cảng và tàu biển chuyển cảng trong cùng một khu vực quản lý của hải quan. Đồng thời, xây dựng phương án áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả giám sát quản lý hướng tới thực hiện cơ chế cảng mở tại cụm cảng container khu vực Cái Mép.
Cùng với đó, việc thực hiện cảng mở cũng sẽ là bước đệm và là cơ chế, chính sách quan trọng để tiến tới hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển Cái Mép theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Với cơ sở hạ tầng đã được đầu tư bài bản cùng nhu cầu đang tăng lên của các DN sản xuất, DN kinh doanh dịch vụ logistics, những giải pháp đồng bộ từ cơ quan xây dựng chính sách đến đơn vị thực thi sẽ là mảnh ghép hoàn thiện cho hệ sinh thái dịch vụ tại Cái Mép - Thị Vải. Từ đó, mở ra một chu kỳ mới tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho các cảng biển tại khu vực này.
Tin liên quan
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
15:07 | 31/01/2025 Kinh tế
Diện mạo mới của nông nghiệp Việt Nam
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Tấp nập tàu chở hàng hóa cập cảng những ngày đầu năm mới
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Logistics xanh: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
17:32 | 28/01/2025 Kinh tế
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics