Sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng nhanh
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). |
10 tháng của năm 2021, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng XK sản phẩm chăn nuôi vẫn đạt khoảng 359 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này?
Đây là thành quả từ sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như việc tổ chức thực hiện của Cục Thú y và các đơn vị liên quan. Nhiều năm qua, Cục Thú y đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đàm phán với các nước để XK nhóm mặt hàng này. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã được XK thịt gà chế biến sang 7 thị trường. Mới đây, lần đầu tiên thịt bò chế biến của Việt Nam cũng đã XK sang Hàn Quốc. Không chỉ có thịt gà chế biến, thịt bò chế biến mà cả thịt lợn choai, thịt lợn mảnh, trứng gia cầm... cũng đã XK sang một số thị trường. Hiện nay, Cục Thú y đang tích cực đàm phán với các nước khác để mở rộng thị trường XK cho sản phẩm chăn nuôi.
Theo yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), một trong những điều kiện tiên quyết để có thể XK thịt sang các thị trường là phải xây dựng được vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Việc này đã được triển khai ra sao suốt thời gian qua, thưa ông?
Từ năm 2018, Cục Thú y đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ NN&PTNT ký thỏa thuận hợp tác với OIE. Trên cơ sở đó, OIE hàng năm cử chuyên gia kỹ thuật sang phối hợp, giúp đỡ cho Việt Nam tổ chức xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh. Ngoài ra, Cục Thú y cũng tham khảo, sau đó dịch toàn bộ các quy định của OIE và quy định của các nước sang tiếng việt; đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn phổ biến cho các địa phương, DN nắm bắt yêu cầu của các nước cũng như quy định chung của OIE để tổ chức xây dựng các chuỗi, sản xuất sản phẩm chăn nuôi đảm bảo yêu cầu XK.
Một yếu tố quan trọng khác là Cục Thú y còn tổ chức lấy mẫu kiểm tra, đánh giá, đồng thời làm các hồ sơ bao gồm: Tài liệu để cung cấp cho các nước NK sản phẩm chăn nuôi để họ hiểu về quá trình tổ chức chăn nuôi của Việt Nam. Trên cơ sở đó, họ sẽ thành lập đoàn sang Việt Nam để kiểm tra thực tế. Khi hồ sơ và kiểm tra thực tế đáp ứng yêu cầu thì OIE sẽ cùng Cục Thú y thống nhất mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch để XK sản phẩm động vật của Việt Nam sang các nước.
Về con số cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có trên 2.300 chuỗi, vùng chăn nuôi cấp huyện đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn Việt Nam cũng như nhiều chuỗi, vùng đang xây dựng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn thế giới. Trong đó, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ có đến 16 huyện của 5 tỉnh đạt vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đây là vùng chăn nuôi phát triển nhất của cả nước, cần đảm bảo nguồn cung để đưa vào sản xuất, chế biến các sản phẩm thịt XK.
Phát huy những lợi thế sẵn có, trong tương lai Đông Nam Bộ được định hướng sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển mạnh các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tập trung cho mục tiêu tăng cường chế biến, XK. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?
Trong nhiều năm qua, đặc biệt năm 2015, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt, tổ chức triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại 6 tỉnh Đông Nam Bộ. Kết quả đến thời điểm hiện nay đã có 16 huyện thuộc 5 tỉnh tại vùng này đạt an toàn dịch bệnh. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo Cục Thú y xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt dự án xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE để XK.
Cục Thú y đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm của 33 huyện và 22 huyện chăn nuôi lợn của 6 tỉnh Đông Nam Bộ đạt vùng an toàn dịch bệnh. Riêng gia cầm tại 6 tỉnh này hiện có 60 triệu con, dự kiến tăng lên khoảng 200 triệu con khi các chuỗi, DN đầu tư hết công suất. Tương tự với đàn lợn hiện nay có khoảng 6 triệu con và dự kiến sẽ tăng lên 10 triệu con. Như vậy, Việt Nam sẽ có vùng chăn nuôi rất rộng lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh, đáp ứng các tiêu chí của OIE và yêu cầu của các nước, đảm bảo cung cấp nguồn cung các sản phẩm chăn nuôi phục vụ chế biến, XK.
Hiện nay Việt Nam chưa phải là quốc gia an toàn dịch bệnh mà đang trong quá trình phấn đấu xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh. Dự kiến, từ năm 2022 Việt Nam sẽ có vùng chăn nuôi rộng lớn, chắc chắn sản lượng cũng như trị giá XK các sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng rất mạnh vào năm 2025.
Ông có khuyến cáo gì cho các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiến tới đẩy mạnh hơn nữa XK sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới?
Cục Thú y đề nghị các địa phương tập trung triển khai tốt kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện thời gian qua. Đối với các cơ sở chăn nuôi cần xác định rõ, tổ chức nghiêm các chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh, nhất là lựa chọn sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh của đơn vị, của địa phương tập trung đầu tư nguồn lực, xây dựng thành các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh để XK. Bên cạnh đó, đề nghị các địa phương sớm kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống thú ý các cấp, đặc biệt cấp huyện, xã…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics