“Săn” hàng giảm giá: Cẩn thận kẻo nếm “trái đắng”
Các chương trình giảm giá, khuyến mại dịp Black Friday nhiều như "nấm sau mưa". |
Hoa mắt vì giảm giá
Thời điểm này đi đến bất kỳ cửa hàng mua sắm nào, từ đồ công nghệ, điện tử, điện lạnh, thời trang tới các mặt hàng gia dụng đều treo biển giảm giá sốc, từ 30% đến 50%. Nhiều thương hiệu còn đưa ra mức giảm lên tới 70%-80% toàn bộ sản phẩm, chưa kể, nhiều cửa hàng còn đưa ra chính sách mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1… nhằm thu hút người tiêu dùng. Trên các trang mạng mua bán hàng online, những chương trình giảm giá, tặng quà khi mua hàng cũng rầm rộ không kém.
Để không bở lỡ cơ hội mua hàng giá rẻ vào Black Friday hàng năm, hàng triệu người trên khắp thế giới đổ đi mua sắm. Có những nơi, người dân xếp hàng cả đêm, rồi cảnh xô đẩy, chen chân nhau để mua những món hàng giảm giá. Tuy nhiên, sau khi vội vã mua sản phẩm, mang sản phẩm về nhà, nhiều người "ngã ngửa" vì sản phẩm không như mong đợi và giá thực ra không hề rẻ.
Nắm được tâm lý chung là rất nhiều người tiêu dùng mong đợi Black Friday để “săn” hàng giảm giá nên không ít cửa hàng lợi dụng dịp này để dễ dàng đẩy hàng tồn, hàng lỗi mốt, ế ẩm, thậm chí là hàng "nhái". Nếu không cẩn trọng, người mua dễ “sa bẫy”, mua phải hàng kém chất lượng hoặc giá "đội" lên gấp 2, gấp 3 lần giá trị thật.
Một “chiêu” các cửa hàng thường áp dụng đẩy giá lên cao rồi gắn mác giảm giá 50- 70% để “câu” khách. Bên cạnh đó, người mua thường bị “hút” vào chiêu quảng cáo “số lượng có hạn”, điều này khiến nhiều người “đốt” thêm tiền vào đống sản phẩm mà ban đầu họ không hề có ý định mua.
Trên một nhóm chuyên "săn" đồ giảm giá, một thành viên cho biết vừa mua một chiếc áo khoác giá 899.000 đồng giảm giá sốc trong chương trình "flash sale" (bán hàng với giá sốc trong thời gian ngắn) chỉ với giá 399.000 đồng. Tuy nhiên, ngay cả khi kết thúc chương trình, người này phát hiện món đồ mình vừa mua trên trang bán hàng đó vẫn 399.000 đồng chứ không hề tăng giá trở lại như thông báo.
Ngoài ra, nhiều cửa hàng phía trước những băng rôn, áp phích màu hồng bắt mắt, dòng chữ “Sale off lên tới 70%, giá chỉ từ 99.000 đồng”. Nhưng khi vào trong người mua mới biết hàng khuyến mại chỉ chiếm vị trí khiêm tốn. Những bộ quần áo bắt mắt trước cửa hiệu chỉ để gây ấn tượng, còn đa số các mặt hàng được khuyến mại đều có mẫu mã cũ, trái mùa, thậm chí bạc màu,chất lượng kém. Chưa kể, những món đồ thời trang giảm sâu thường thiếu size. Trong khi hàng mới chỉ giảm khoảng 5-20%.
Dù ngập tràn khuyến mại, khách hàng vẫn không dễ mua được những sản phẩm ưng ý dịp này. Chị Trương Bích Ngọc (Hàng Trống, Hà Nội) chia sẻ, chiều ngày 25/11 chị đến một trung tâm thương mại trên đường Bà Triệu để xem hàng khuyến mại, song chị khá thất vọng vì hầu hết các sản phẩm được giảm giá nhiều đều là size khó bán, mẫu từ mùa hè, thậm chí có cả sản phẩm từ năm trước. Các mẫu mới vẫn nguyên giá hoặc được giảm chỉ 10%. Thậm chí, có cửa hàng đồ thể thao còn cất hết các sản phẩm mới, chỉ bày đồ được giảm giá. Tại một số gian hàng, những món đồ được giảm 50% như quảng cáo rất ít.
Còn theo lời cựu nhân viên kinh doanh của siêu thị điện máy trên đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, một chiếc tivi LED được niêm yết giá 11 triệu, sau đó giảm 3 triệu, còn 8 triệu. Thực ra giá của chiếc TV ấy chỉ là 7,5 triệu. Siêu thị điện máy cố tình nâng giá lên, rồi giảm giá xuống. Đôi khi người mua được tặng thêm quà thì quà đó vẫn là của nhà phân phối hay của công ty sản xuất, chứ không phải của siêu thị điện máy.
Tiêu dùng thông thái
Sau khi nếm “trái đắng” vì các "chiêu trò" câu khách tinh vi của dân buôn, không ít người tiêu dùng cũng đã bỏ túi "bí kíp" khi săn lùng hàng giảm giá.
Chị Nguyễn Thị Thu Hoài, một khách hàng sành mua hàng thời trang ở Hà Nội gợi ý, trước khi mua hàng cần "soi" kỹ chất lượng, nhất là hàng thời trang như đường may, xem sản phẩm có bị sờn, rách ở những chỗ ít để ý hay không. Bên cạnh đó cần xem tem mác của sản phẩm và đến mua ở những cửa hàng uy tín.
Với hàng công nghệ, theo ý kiến của nhiều dân “săn” đồ sành sỏi, trước khi thanh toán, người mua cần kiểm tra kỹ các thông tin trên sản phẩm và đặc biệt lưu ý đến khâu hậu mãi, thời gian bảo hành. Để tránh mua sản phẩm bị "thổi giá", khách hàng cần so sánh giá sản phẩm trước và sau khi giảm giá, hoặc giá sản phẩm cùng chủng loại so với các thương hiệu khác để có thông tin chính xác nhất. Sau khi nếm “trái đắng” vì các "chiêu trò" câu khách tinh vi của dân buôn, không ít người tiêu dùng cũng đã bỏ túi "bí kíp" khi săn lùng hàng giảm giá.
Để chọn lựa được hàng khuyến mại tốt, nhiều chuyên gia khuyến cáo khách hàng hãy là những nhà tiêu dùng thông thái, hết sức cẩn trọng, tỉnh táo trước các chương trình khuyến mại. Theo đó, khi chọn mua hoặc được tặng bất kỳ sản phẩm khuyến mại nào, cần tìm hiểu các thông tin về nguồn gốc, nhãn mác, thương hiệu, có hạn sử dụng và nhất là nên mua hàng ở những cửa hàng, đại lý có uy tín, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu rõ ràng.
Được biết, vào thời gian cao điểm, việc mua sắm trực tuyến có thể bị gián đoạn và quá tải. Nhiều lỗi hoặc sai sót có thể xảy ra. Với việc Black Friday được khởi động trước cả tuần liền, nhiều người dùng trong tuần này đã và đang nhận hàng tá email quảng cáo mỗi ngày từ các trang bán hàng trực tuyến. Đây cũng là lúc tội phạm mạng và tin tặc lợi dụng gửi các phishing-email giả mạo đính kèm các tập tin hay các đường link chứa mã độc dẫn dụ người dùng nhấn vào. Vậy nên chuyên gia cảnh báo người dùng nên kiểm tra địa chỉ email của người gửi cũng như đường link trước khi bấm vào bất cứ email từ cửa hàng hay công ty vận chuyển, tránh gây ra những hệ lụy xấu như bị đánh cắp tài khoản cá nhân, hack tài khoản ngân hàng...
Tin liên quan
Đen mà không… tối
08:45 | 12/11/2023 Người quan sát
Mua sắm Black Friday, nhận ưu đãi hoàn tiền từ hàng loạt ngân hàng
20:25 | 25/11/2021 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Black Friday và Cyber Monday 2020: Vượt mốc 4,8 tỷ USD
16:08 | 02/12/2020 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK