Rau quả Việt Nam tự tin vào thị trường EU
ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam |
Trong chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển chế biến nông sản được xác định là một trong hai khâu quan trọng nhất cần đẩy mạnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Đối với ngành rau quả, hoạt động chế biến đã có bước phát triển như thế nào trong thời gian qua, thưa ông?
- Ngành rau quả Việt Nam hiện chỉ có khoảng 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp với trình độ công nghệ chế biến đạt mức trung bình của thế giới. Công suất chế biến quy mô công nghiệp khoảng 1 triệu tấn sản phẩm/năm nhưng tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế chỉ đạt 56% do thiếu vùng nguyên liệu tập trung đạt yêu cầu chất lượng, giá thành cao do sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn thu mua, thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
Trong vài năm gần đây, có một số điểm sáng trong chế biến rau quả nhờ có sự đầu tư lớn của các tập đoàn như Vingroup, T&T, LaviFoods, Đồng Giao… với 6 nhà máy chế biến hiện đại công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm với số vốn đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, công nghệ chế biến sâu của ngành rau quả còn yếu về kỹ thuật và ít về quy mô, chưa tạo được nhiều sản phẩm đa dạng hấp dẫn người tiêu dùng với các thương hiệu mạnh. Đầu tư nhà xưởng dành riêng cho sơ chế, xử lý đóng gói và bảo quản rau quả tuy được đầu tư nhưng chưa nhiều, một số nơi có nhưng thiết kế chưa đáp ứng nhu cầu, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị dụng cụ chưa đảm bảo…
Trong khi đó, công nghệ chế biến sâu các sản phẩm rau quả nhiệt đới của các nước cạnh tranh với Việt Nam như Thái Lan, Philippine, Malaysia… ngày càng đi vào chiều sâu, đạt trình độ cao của thế giới với các sản phẩm tươi, chế biến đa dạng, ngon, mẫu mã bắt mắt, tiện lợi như dừa gọt vỏ có sẵn ống hút, dạng nước uống, bột trái cây… Các nước cũng đã xây dựng được các thương hiệu mạnh nổi tiếng thế giới như sầu riêng Musang King của Malaysia, Mong Thong của Thái Lan… Ngoài ra, các nước còn phát triển và thâu tóm các hệ thống phân phối khắp nơi trên thế giới để dễ dàng tiêu thụ sản phẩm nước họ…
Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì, thưa ông?
- Trước tiên cần vận động, tuyên truyền cho khắp nông dân yêu cầu cấp thiết phải tham gia các hợp tác xã (HTX), thành lập các nông trại lớn, chung tay thực hiện chuyển đổi tư duy trồng trọt sản xuất rau quả an toàn theo hướng GAP đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu và chế biến. Các HTX sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay qua các hình thức vay tín chấp, qua đó đầu tư máy móc, thực hiện toàn diện cơ giới hóa trong sản xuất. Từ đó, các DN xuất khẩu và các nhà máy chế biến mới gắn kết chặt chẽ với các HTX, nông trại lớn để có nhiều nguyên liệu sạch, đạt chuẩn cung ứng cho xuất khẩu tươi và chế biến. Đồng thời, hình thành nên những thương hiệu mạnh mang tầm cỡ quốc gia và thế giới.
Cùng với đó, dựa vào khí hậu, thổ nhưỡng, cần quy hoạch lại vùng nguyên liệu rau quả, ưu tiên khuyến khích phát triển các loại rau quả có nguồn tiêu thụ ổn định cao. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu rải vụ, tránh tình trạng tồn đọng sản phẩm không tiêu thụ hết.
Ngành rau quả Việt Nam vừa đón nhiều tin vui về việc Thủ tướng ban hành Chỉ thị 25/ CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và Quốc hội thông qua Hiệp định EVFTA, EVIPA. Ông đánh giá hai sự kiện này sẽ tác động như thế nào tới ngành rau quả của Việt Nam?
- Đây thực sự là những tin rất vui của ngành rau quả Việt Nam. Trong đó, Chỉ thị 25 của Thủ tướng đã tháo gỡ những khó khăn của ngành công nghiệp chế biến nông sản, do đó, đây được kỳ vọng sẽ là cú hích mạnh mẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến rau quả của Việt Nam phát triển với công nghệ hiện đại. Từ đó giúp rau quả Việt Nam bảo quản được lâu hơn, có thêm nhiều sản phẩm đa dạng hơn, khai thác được nhiều giá trị hơn. Đặc biệt, với Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA, Việt Nam sẽ vừa có cơ hội thu hút mạnh các nhà đầu tư chế biến sâu rau quả đến từ châu Âu để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Trong khi đó, EVFTA mở ra cơ hội vô cùng lớn tại thị trường EU, vốn là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Cụ thể, Việt Nam có thể xuất khẩu bất cứ loại rau quả nào qua EU, miễn là mặt hàng đó được sản xuất tại Việt Nam.
Tuy nhiên, EU lại là thị trường rất khó tính với các quy định về hàng rào kỹ thuật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm… rất khắt khe. Nếu vi phạm, DN sẽ bị trả hàng, gây thiệt hại không chỉ riêng DN mà cả ngành rau quả Việt Nam. Do đó, việc sản xuất an toàn theo hướng GAP là yêu cầu bắt buộc. Một vấn đề nữa là khi sản xuất “sạch” theo các quy chuẩn như VietGAP, Global GAP, tỷ lệ rau quả không đạt yêu cầu về mẫu mã, hình thức để xuất tươi sẽ tăng lên. Do đó, việc chế biến sâu sẽ giúp tận dụng được các sản phẩm này vào làm nguyên liệu cho chế biến, từ đó khai thác tối đa giá trị của các sản phẩm thu hoạch được, giúp nông dân tăng thêm thu nhập do sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết.
Nhìn chung, với EVFTA, EVIPA và quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển ngành chế biến nông sản, có thể nói, cơ hội trước mắt là rất lớn, khó khăn cũng đã có hướng giải quyết. Việc còn lại là hành động từ phía nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức sản xuất tốt để tạo ra được sản phẩm đạt chuẩn, chắc chắn rau quả Việt Nam sẽ cất cánh mạnh mẽ trong thời gian tới.
Với hàng loạt điều kiện thuận lợi như vậy, ông có dự báo như thế nào về triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian tới?
- Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã 1,5 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thị trường Trung Quốc dẫn đầu về mức độ sụt giảm, lên tới 30%. Hiện Trung Quốc vẫn chiếm tới 60% thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam, nên trong 5 tháng qua, dù các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… đều tăng nhưng vẫn không đủ bù đắp được sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Mặc dù Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc khởi sắc trở lại, nhưng dự báo sự hồi phục chỉ ở mức chậm. Trong khi đó, các thị trường khác dù có tăng trưởng cao, nhưng tỷ trọng vẫn ở mức thấp. Do đó, đến cuối năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể vẫn sẽ bị sụt giảm khoảng 10% so với năm 2019.
Tuy nhiên, với tỷ trọng hiện còn ở mức rất nhỏ, thị trường EU có dư địa tăng trưởng rất lớn đối với rau quả Việt Nam. Rau quả Việt Nam cũng còn cơ hội rất lớn tại các thị trường thành viên của hiệp định CPTPP. Do đó, về lâu dài xuất khẩu rau quả Việt Nam sẽ có sự bứt phá cao và bền vững tại các thị trường mới, thay vì lệ thuộc lớn vào Trung Quốc như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics