Rau quả sang Mỹ tăng mạnh không bù nổi hao hụt từ Trung Quốc
Hẫng hụt xuất khẩu rau quả | |
Khánh thành Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2019 ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chiếm 66,8% thị phần, đạt 2,08 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Tiếp đến là Hoa Kỳ đạt 124,6 triệu USD (chiếm 4%), tăng 10,7%; Hàn Quốc đạt 107,4 triệu USD (chiếm 3,4%), tăng 12,3%; Nhật Bản đạt 100,7 triệu USD (chiếm 3,2%), tăng 12,6%...
Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Lào (gấp 5,17 lần), Hồng Kông (gấp 3,12 lần), Đài Loan (tăng 66,6%)...
Về nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả sụt giảm, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản lý giải rằng, do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chính giảm như: Thanh long đạt 974,3 triệu USD (chiếm 31,3% tỷ trọng xuất khẩu), giảm 8,9%; sầu riêng đạt 759 triệu USD (chiếm 6,9%), giảm 17,4%...
"Trong 11 tháng năm 2019, mặc dù giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, … tăng mạnh nhưng khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Đó là bởi, 66,8% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này", đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay.
Để nắm bắt cơ hội, Việt Nam ngoài việc cần đẩy nhanh việc đăng ký mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, cần cải thiện thêm về chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Quý Dương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phân tích kỹ hơn: Để ngành trái cây Việt tránh rơi vào thế bị động khi giao thương với thị trường Trung Quốc, việc phải làm là tiếp tục rà soát những diện tích đã cấp mã số vùng trồng, đẩy mạnh tiến hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cấp chứng nhận VietGAP.
"Mấy năm vừa qua, ví dụ với riêng mặt hàng quả vải, dù phía Trung Quốc chưa yêu cầu nhưng khi sang Việt Nam, vùng trồng nào được cấp mã số đi các nước phát triển, vùng nào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thì phía Trung Quốc nhanh chóng đặt mua, khá cạnh tranh. Mình nên chủ động trước, tổ chức sản xuất, đánh giá, hướng dẫn bà con sản xuất, cấp chứng nhận VietGAP", ông Dương nói.
Cũng theo ông Dương, thời gian tới cần có những chính sách cho bà con nông dân liên kết thành từng nhóm, tổ, hợp tác xã để sản xuất hàng hóa không chỉ bán cho Trung Quốc mà còn bán cho các nước phát triển. Đây là sản xuất hàng hoá, cần có những chính sách thúc đẩy sản xuất.
Ví dụ, chương trình 15.000 hợp tác xã của Bộ NN&PTNT, hình thành hợp tác xã kiểu mới, có đầu ra ổn định. Việc đưa tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ sản xuất vào cũng khá thuận lợi. Đây là hướng mà Trung Quốc, Thái Lan đang đi. Việt Nam cũng cần làm mạnh hơn để có nông sản tốt phục vụ XK cũng như thị trường nội địa...
Tại thị trường nội địa, sản xuất trong nước tháng 11 là thời điểm thu hoạch xong vụ sầu riêng năm 2019 tại Đắk Lắk, tuy nhiên so với những năm trước giá sầu riêng năm nay đã giảm khoảng 20.000 đ/kg. Nguyên nhân chính là từ giữa năm 2019, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động nhập khẩu trong khi đó sầu riêng là mặt hàng chưa được phép xuất khẩu chính ngạch. Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ được thương lái thu mua ở mức 40.000 đ/kg, đến cuối vụ giá mới được 55.000 – 60.000 đ/kg. Về thanh long, giá thanh long tại các nhà vườn ở Bình Thuận từ đầu vụ chong đèn nghịch mùa 2019 đến nay luôn ở dưới mức 10.000 đ/kg. Cao điểm từ đầu tháng đến nay, giá chỉ còn ở mức 5.000 -7.000 đ/kg. Không chỉ các hộ nông dân có thanh long đang chín mà những hộ đang chong đèn đón lứa bán vụ Tết Nguyên đán cũng đang trong tâm lý lo ngại. Chính vì vậy, hơn 1 tháng qua, nhiều chủ vựa thay vì đóng hàng xuất khẩu thì đã phải lựa chọn thị trường trong nước để tiêu thụ. |
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics