Rào cản khiến dược liệu khó “cất cánh”
Vì sao ngành dược liệu mãi chưa “lớn” nổi? Thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng đối với dược liệu Chi hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý tại miền núi |
Sâm ngọc linh- một trong những dược liệu quý của Việt Nam với giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Hoàng Thanh |
Giàu tiềm năng
Việt Nam kỳ vọng nhiều vào việc phát triển các vùng trồng thảo dược, nâng tầm các loại cây có giá trị kinh tế cao, hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt giá trị cả tỷ USD. Rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp nói chung, phát triển trồng cây dược liệu nói riêng đã được nhà nước ban hành.
Tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Định hướng phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.
Đồng thời xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái, có quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng quy trình và trồng 60 loài dược liệu và đến năm 2030 là 120 loài dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
Đáng chú ý, ngày 1/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu từ nay đến năm 2030 là bảo tồn nguồn gen Sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng. Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 31.000 ha vào năm 2030 và 100% diện tích Sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý. Đến năm 2045, Sâm Việt Nam phấn đấu trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm lớn trên thế giới. Để đạt được mục tiêu này, việc nâng cao chuỗi giá trị trong phát triển, quảng bá Sâm là cần thiết và đang được các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm.
Đây sẽ là những tiền đề để quy hoạch và phát triển nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Trên cơ sở đó, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư vào trồng cây dược liệu.
Chia sẻ với phóng viên về quá trình phát triển cây dược liệu của Tập đoàn TH, ông Trịnh Hiền Trung, Tổng giám đốc Công ty CP Dược liệu TH Herbals cho biết, Việt Nam có tiềm năng cây dược liệu lớn nhưng chưa khai thác được triệt để. Trên cơ sở nhìn thấy thực trạng này doanh nghiệp có cách tiếp cận là nhìn vào các tài nguyên thiên nhiên và trí tuệ Việt Nam kết hợp với khoa học công nghệ thế giới. Do đó, Tập đoàn TH đã mời giáo sư, nhà khoa học của các trường đại học hàng đầu thế giới như Anh, Mỹ, Israel về tham quan trực tiếp các vùng dược liệu của Việt Nam. Sau đó, dựa trên các tư vấn, định hướng của họ để TH phát triển cây dược liệu.
Ông Vũ Văn Tâm, Chủ tịch Công ty TNHH Dược liệu Vũ Gia chia sẻ, công ty đã xây dựng Công viên Trà Hoa vàng ở Ninh Bình thành nơi bảo tồn tất cả các giống Trà hoa vàng Việt Nam. Trà hoa vàng chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc, được đánh giá là dược liệu quý, tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người.
“Chúng tôi mong muốn bảo tồn tất cả các loài Trà hoa vàng của Việt Nam, để phát triển thành vùng sản xuất nguyên liệu. Lấy doanh thu từ thương mại để phục vụ cho công tác bảo tồn. Ở đó, những người yêu Trà hoa vàng, các nhà khoa học trong nước và quốc tế có thể tham quan, trao đổi, học hỏi”, ông Vũ Văn Tâm nhấn mạnh.
Khó “cất cánh”
Mặc dù đã có nhiều chính sách được ban hành để phát triển kinh tế dược liệu, nhưng “mỏ vàng” này chưa được khai thác đúng mức, bởi những hạn chế và khó khăn trong quá trình trồng trọt, chế biến, phát triển sản phẩm.
Theo ông Vũ Văn Tâm, để bảo tồn được loài hoa quý hiếm này doanh nghiệp phải đứng ra hợp tác với người dân, thuê người dân trồng cây dược liệu. Phải đầu tư rất nhiều vốn và nguồn lực ở vùng sâu, vùng xa, tỷ suất đầu tư lớn hơn nhiều so với miền xuôi. Trong khi đó, các chính sách của nhà nước với các văn bản ban hành rất chung chung, khiến doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn.
TS. Vũ Văn Thoại, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm trăn trở: “Doanh nghiệp muốn được vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng cây dược liệu, thì phải được tỉnh cấp phép. Mình trồng cây trên chính mảnh đất của mình, những giống cây được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép trồng, thế mà còn phải đi xin tỉnh cấp phép. Đơn cử, chúng tôi phải bỏ một dự án tại Phú Yên vì mất 6 tháng không thể hoàn thành các thủ tục xin cấp phép. Giấy phép trồng cây dược liệu ở đây đòi hỏi cần có chữ ký của 8 sở ban ngành, sau đó mới lên đến Chủ tịch UBND tỉnh ký”.
Chia sẻ về những khó khăn mà Tập đoàn TH đang gặp phải, ông Trịnh Hiền Trung cho rằng, làm kinh tế dược liệu là câu chuyện sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường, thu về lợi nhuận, nên sự vào cuộc của doanh nghiệp là rất quan trọng. Song những khó khăn của doanh nghiệp gặp phải hiện rất nhiều. Đó là việc thiếu thông tin về thế mạnh trong phát triển dược liệu của Việt Nam, sản lượng thế giới dự kiến bao nhiêu, nhu cầu thị trường nào đang nhiều?… Đồng thời, chi phí đầu tư, nhất là chi phí đầu tư ở vùng sâu vùng xa có tỷ suất cao hơn sẽ khó khăn, rủi ro hơn. Đầu tư chế biến sâu cũng cần những cơ sở hạ tầng về điện nước, kho bãi... Đây là những hạn chế đang cản đà doanh nghiệp phát triển cây dược liệu của Việt Nam cần sớm được Chính phủ và các bộ, ngành tháo gỡ.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, nhu cầu về dược liệu tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu rất lớn, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu thảo dược Việt Nam được ước lượng khoảng 400 triệu USD/năm. Một trong những lý do dược liệu Việt Nam chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong thị trường dược liệu toàn cầu là do phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô, thiếu công nghệ lõi cho chế biến dược liệu, đặc biệt là công nghệ chiết xuất. Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe... vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm.
Tin liên quan
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng buôn lậu 17 tấn dược liệu qua biên giới
15:42 | 29/10/2024 An ninh XNK
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics