Facebook Twitter youtube Tiktok

Quỹ ngoại đẩy mạnh “đảo hàng” trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán năm 2019 dự báo có nhiều khó khăn hơn 2018 khiến các quỹ ngoại phải đẩy mạnh tái cơ cấu để tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới. Trong bối cảnh thanh khoản, dòng tiền suy yếu, dòng tiền khối nội thận trọng, giao dịch của các quỹ ngoại sẽ có những tác động không nhỏ đến thị trường.
quy ngoai day manh dao hang tren thi truong chung khoan

Tỷ suất sinh lời các quỹ dương trở lại trong quý I

Sau khi giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) giảm 7,1% trong năm 2018, báo cáo của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - Quỹ đầu tư được quản lý bởi Dragon Capital cho biết, tỷ suất sinh lời của VEIL đã lấy lại mức tăng trưởng 2,13% trong quý I/2019. Tính đến thời điểm kết thúc quý I, tài sản ròng của Quỹ đạt 1.471,2 triệu USD, tương đương mức tăng NAV/CCQ.

Trong Top 10 cổ phiếu có phân bổ giá trị NAV lớn nhất, cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần (CTCP) Vinhomes đã tăng từ vị trí thứ 5 lên thứ 4. Tỷ trọng NAV cũng tăng từ 4,92% lên 6,42%. Ðiều này không quá khó hiểu khi thị giá VHM tăng 24,6% trong quý vừa qua và là một trong những mã đóng góp đáng kể nhất vào đà tăng của VN-Index.

Ngoài VHM, VNM và FPT cũng là những cái tên mới góp mặt trong Top 10 phân bổ NAV của VEIL. Chiều ngược lại, ACV, SAB và VEA là 3 cổ phiếu tụt hạng, trong khi SAB giảm vị thế từ thứ 4 xuống thứ 6 thì ACV và VEA đã không còn xuất hiện trong Top 10. Nếu như với SAB và ACV, sự tụt hạng là dễ hiểu bởi thị giá đã giảm khá mạnh trong quý I thì với VEA, việc cổ phiếu biến mất khỏi Top 10 sau khi thị giá tăng đến 34% dẫn đến nghi vấn VEIL đã chốt lời khoản đầu tư này.

Thực tế, VEA vẫn xuất hiện trên khoản đầu tư của VEIL với tỷ trọng 3,02% NAV đến ngày 7/3, nhưng báo cáo tuần tiếp theo thì không còn nữa dù thị giá đang đi lên. Cũng từ đây, vị trí thứ 10 được thay thế bởi FPT.

Một quỹ khác thuộc quản lý của Dragon Capital là VietNam Equity Fund (VEF) cũng báo cáo NAV/CCQ tăng trưởng trong quý I/2019 sau khi giảm 3,43% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức sinh lời khá thấp, chỉ 1,2%.

Riêng trong tháng 3/2019, tỷ suất sinh lời của VEF âm 1,5%. Việc PNJ - cổ phiếu có tỷ trọng phân bổ NAV thứ 2 tăng giá 3,2% với kỳ vọng kết quả kinh doanh khả quan và mở thêm lĩnh vực kinh doanh mới không thể cứu vãn tình hình, khi mà có tới 4/5 cổ phiếu thuộc nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục là VHC, MWG, HPG và ACV đồng loạt giảm giá.

Như vậy, VEF đã có 2/3 tháng sinh lời âm trong quý I. Trước đó, giá trị NAV/CCQ của Quỹ đã giảm 2,11% trong tháng 1, sau đó tăng trở lại 4,98% trong tháng 2. Tính đến cuối tháng 3, tài sản ròng của Quỹ đạt khoảng 96,3 triệu USD.

Với Vietnam Opportunity Fund (VOF) do VinaCapital quản lý, dù chưa công bố báo cáo danh mục tháng 3 nhưng với việc tỷ suất sinh lời chỉ 3% sau 2 tháng đầu năm và diễn biến giá không mấy thuận lợi của nhiều cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong danh mục trong tháng 3 như HPG, VNM, ACV, KDH…, tình hình có lẽ không được cải thiện là bao.

Trường hợp của Vietnam Holdings (VNH) - quỹ đầu tư do Dynam Capitalt Management quản lý, có tài sản ròng khoảng 144,3 triệu USD còn có phần gây thất vọng hơn, khi giá trị NAV/CCQ giảm nhẹ trong quý I dù thị trường được đánh giá thuận lợi.

Riêng trong tháng 3, giá trị NAV/CCQ của VNH giảm 2,3% do chịu ảnh hưởng từ cú sốc của cổ phiếu YEG khi thị giá giảm tới 58,4%. Cùng với YEG, cổ phiếu VCI giảm 14,1% đã xóa bỏ thành quả do sự tăng giá của SCS và PNJ mang lại.

Một quỹ ngoại khác cũng có mức sinh lời tích cực hơn so với năm 2018 nhưng vẫn bị VN-Index bỏ xa trong quý đầu năm là Pyn Elite Fund (Phần Lan) với tỷ suất sinh lời 2,24%.

Khả quan hơn, nhóm quỹ ETF cùng với Tundra Vietnam Fund là những cái tên hiếm hoi chiến thắng thị trường. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng NAV/CCQ của Quỹ Tundra đạt 10,4% thì FTSE Vietnam ETF có mức tăng 12,8% trong quý I, nhỉnh hơn VN-Index. VNM ETF cũng có mức tăng trưởng khoảng 11,8%. Dòng vốn đổ mạnh vào 2 quỹ ETF được xem là một trong những nguyên nhân chính đóng góp cho lực mua ròng tốt của khối ngoại trên thị trường.

quy ngoai day manh dao hang tren thi truong chung khoan

Tỷ suất sinh lời của một số quỹ ngoại và VN-Index trong quý 1/2019.

Sôi động hoạt động tái cơ cấu

Trái ngược với kỳ cơ cấu được xem là “bình yên” nhất nhiều năm trở lại đây của VNM ETF và FTSE trong tháng 3/2019 khi danh mục cổ phiếu được giữ nguyên, chỉ thay đổi tỷ trọng của một số mã thì với nhiều quỹ đầu tư khác, quý I/2019 chứng kiến quá trình tái cơ cấu diễn ra khá mạnh mẽ.

Tại nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý, thị trường đã bất ngờ khi Norges Bank hạ tỷ lệ sở hữu của cả nhóm xuống dưới 5% trong tháng 3/2019, đồng nghĩa với các giao dịch của cả nhóm quỹ tại HPG sẽ không còn phải công bố thông tin thời gian tới.

Trước đó Norges Bank đã giảm tỷ trọng tại CTCP Thép Nam Kim (NKG) trong tháng 1/2019, đến cuối tháng 3/2019, Aquila SPC LTD - một quỹ khác thuộc Dragon Capital tiếp tục giảm tỷ trọng nắm giữ.

Như vậy, sau khi đẩy mạnh thoái vốn khỏi Tôn Hoa Sen và mua vào NKG trong tháng 10/2017, việc thị giá NKG liên tục giảm mạnh và hiện mất đến 3/4 giá trị so với đầu năm 2018 đã ảnh hưởng đáng kể đến các giá trị khoản đầu tư vào doanh nghiệp này.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội, PNJ của CTCP Vàng bạc Ðá quý Phú Nhuận, KDH của Ðầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Ðiền và VCI của CTCP Chứng khoán Bản Việt… là những cổ phiếu được các quỹ thuộc nhóm đẩy mạnh mua vào.

Trong khi đó, nhóm quỹ Korea Investment Management (KIM) đến từ Hàn Quốc, nhóm quỹ ngoại lớn thứ 3 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, lại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ trong quý I/2019 sau khi trở thành cổ đông lớn tại nhiều doanh nghiệp như VCI, DXG, PAC, NKG, SMC… trong năm 2017 - 2018.

Trong tháng 3, KIM Vietnam Growth Equity Fund đã nâng tổng sở hữu của nhóm tại CTCP Gemadept (GMD) vượt mức 5%. Cùng với đó, nhóm quỹ liên tục tăng tỷ trọng tại CTD. Ở chiều ngược lại, DXG là cổ phiếu hiếm hoi bị bán giảm tỷ trọng.

Hàng loạt quỹ khác như Pyn Elite Fund, AFC VF Limited, nhóm các quỹ thuộc Vina Capital cũng có những hoạt động tái cấu trúc thoái vốn, giảm tỷ trọng hay giải ngân mới diễn ra hết sức sôi động. Trong đó, nhóm quỹ thuộc Vinacapital đã giảm sở hữu tại khá nhiều doanh nghiệp như FPT, CSV và PNJ.

Tác động từ hoạt động cơ cấu của quỹ ngoại

Sau khởi đầu khá tốt trong phần lớn quý I/2019, đặc biệt là thời gian sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, có thời điểm VN-Index đã vượt qua mốc 1.000 điểm, đà tăng của chỉ số đã chững lại từ nửa cuối tháng 3 đến nay và phản ánh thực tế thị trường năm 2019 được dự báo khó khăn, không còn nhiều dư địa tăng trưởng như năm 2018.

Thị trường khó khăn hơn, các nhóm cổ phiếu phân hóa sẽ đòi hỏi đội ngũ quản lý quỹ phải liên tục thay đổi, tìm kiếm cơ hội sinh lời mới nhằm đảm bảo tăng tỷ suất sinh lời. Ðiều này khiến quá trình tái cơ cấu của các quỹ dự báo sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

Trong bối cảnh dòng tiền khối nội còn nhiều e ngại, thanh khoản giảm thấp, giao dịch của các tổ chức lớn sẽ có tác động không nhỏ đến thị trường, bởi xét về tổng thể, dù chỉ chiếm 10% - 30% giá trị thị trường mỗi phiên, nhưng với giao dịch tập trung vào một số cổ phiếu, chủ yếu là các mã đầu ngành, phong cách mua bán quyết liệt, việc mua bán ròng của khối ngoại, nhất là khi qua khớp lệnh sẽ tác động đáng kể đến cung, cầu và xu hướng thị giá nhiều mã cổ phiếu, đôi khi không đồng pha với thông tin cơ bản từ doanh nghiệp.

Câu chuyện về diễn biến giá của cổ phiếu HBC của CTCP Xây dựng Hòa Bình trong tháng 3 là một ví dụ. Việc Pyn Elite Fund liên tục bán ra gần 15 triệu cổ phiếu, giảm tỷ trọng từ 15,2% (ngày 8/3) xuống còn 7,69% (đến 20/3) đã khiến thị giá cổ phiếu HBC thời gian này giảm gần 10%. Từ cuối tháng 3, thị giá HBC đã có sự hồi phục khi áp lực bán ròng giảm bớt.

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VJC của CTCP Hàng không Vietjet, HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM, YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1, CTD của CTCP Xây dựng Coteccons giảm giá mạnh có nguyên nhân từ áp lực bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại. Trong khi đó, không ít nhà đầu tư nội thường nhìn vào xu hướng mua/bán ròng của khối ngoại để ra quyết định giao dịch khiến xu hướng thị trường chứng khoán giai đoạn tới trở nên khó đoán định hơn.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Tin liên quan

Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”

Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”

(HQ Online) - Trước lo ngại quy định bỏ ký quỹ trước giao dịch (Non-Prefunding) có thể tạo ra một số rủi ro cho các công ty chứng khoán (CTCK), các chuyên gia cho rằng hiện nay các CTCK trong nước đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đảm bảo năng lực tài chính để đáp ứng quy định này. Về lâu dài, bỏ ký quỹ trước giao dịch là cú huých giúp các công ty chứng khoán nâng cao năng lực cạnh tranh về vốn, năng lực tài chính và quản trị rủi ro.
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?

Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?

(HQ Online) - Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng dù quy định mới về việc ký quỹ trước khi mua cổ phiếu đã được áp dụng. Điều này cho thấy, thị trường cần những cú hích mạnh hơn mới có thể đảo ngược đà bán ròng của khối ngoại trong bối cảnh hiện nay.
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết

Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết

(HQ Online) - Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) cho biết, trong 2 năm gần đây, số DN bị cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch trên thị trường niêm yết và đăng ký giao dịch có xu hướng tăng so với năm 2022.
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

(HQ Online) - Chiều 4/11/2024, Đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

(HQ Online) - Với mục tiêu chung là thiết lập các thị trường vốn khu vực ASEAN sâu rộng, thanh khoản và hội nhập, Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) vừa tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch lần thứ 41 tại Viêng Chăn (Lào) vào ngày 21/10.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

(HQ Online) - Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.
Vốn ngoại đang đảo chiều?

Vốn ngoại đang đảo chiều?

(HQ Online) - Đà bán ròng của khối ngoại đang thu hẹp đáng kể, cùng những yếu tố tích cực từ nội tại và các chính sách mới được ban hành đang hỗ trợ cho sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng

(HQ Online) - FTSE Russell vừa công bố báo cáo xếp hạng các thị trường chứng khoán tháng 10/2024, trong đó, Việt Nam tiếp tục trong danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường nổi thứ cấp. Tại báo cáo này, FTSE Russell đánh giá tích cực về các giải pháp của Việt Nam, trong đó bao gồm mô hình thanh toán không yêu cầu ký quỹ trước giao dịch.
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa Luật Chứng khoán nhằm tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn, thực hiện các đề xuất, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

(HQ Online) - Ông Kojima Kazunobu, Cố vấn trưởng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc phát triển thị trường chứng khoán cả về chất và lượng để trở thành một thị trường tiềm năng, có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư ngoại.
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 68/2024/TT-BTC ngày 18/9/2024 là bước tiến quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu nâng chất cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

(HQ Online) - Tại Hội thảo trực tuyến đối thoại chính sách tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Canada, tổ chức ngày 24/9, đại diện Bộ Tài chính Canada nhấn mạnh, một trong những trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu là truyền thông. Theo đó, công tác truyền thông tốt giúp ngăn chặn những diễn biến không mong muốn, kiểm soát tính biến động của thị trường.
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

(HQ Online) - Dự án hợp tác “Nâng cao năng lực về thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường cổ phiếu Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ sẽ giúp thể chế về thị trường chứng khoán sẽ ngày càng hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền

(HQ Online) - Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC được xem là sẽ tháo gỡ nút thắt trọng yếu trong nâng hạng thị trường chứng khoán liên quan đến bãi bỏ quy định yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Luật hóa quy định về  hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Chứng khoán là cần thiết để đảm bảo cho thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, ngăn chặn hành vi gian lận, tạo điều kiện cho TTCK phát triển.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam cho biết, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ diễn ra vào ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. 58 bộ sách, cuốn sách sẽ được tôn vinh tại lễ trao giải này.
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất

Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường BĐS và phát triển nhà ở xã hội.
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường

Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường

Các đại biểu Quốc hội đồng tình với những điểm đổi mới của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm

Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm

Đến hết ngày 15/11/2024 đạt 681,48 tỷ USD, tăng 15,7% (tương ứng tăng 92,28 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước

Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương về đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động